Đời du mục trên thảo nguyên (bài cuối): Giấc mơ vàng trên thảo nguyên xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mong ước có một thảo nguyên xanh đầy cỏ, hệ thống hồ nước cho đàn cừu ăn uống no nên, nâng mức thu nhập cho người chăn nuôi… đã được một số chủ trang trại ở Ninh Thuận biến thành hiện thực.
Hơn 20 năm ấp ủ một thảo nguyên xanh
Nếu khu vực thôn Đồng Dày thuộc xã Phước Trung huyện Bác Ái (Ninh Thuận) là những "thảo nguyên khô" đầy nắng và gió… thì cách đó khoảng 10km, chệch về hướng đông có hẳn một thảo nguyên cỏ xanh, mênh mông bát ngát tận chân trời. Thảo nguyên này nằm ở thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, cách TP.Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 20km theo hướng Tây Bắc. Thật khó tả hết cảm xúc khi hơn 1 tuần lang thang qua những miền nắng, gió… nay chúng tôi được đặt chân, rồi ngã mình trên những bãi cỏ xanh mượt mà này.

Ông Lẹ cắt cỏ cho đàn cừu ăn. Ảnh: Q.Đ
Ông Lẹ cắt cỏ cho đàn cừu ăn. Ảnh: Q.Đ
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận, đàn cừu của tỉnh phát triển mạnh nhất từ các năm 2010 - 2017. Cao nhất là năm 2016 với số lượng đàn cừu lên đến gần 166.000 con. Tính đến hết năm 2020, tỉnh có hơn 155.000 con cừu.
Một trong những người tạo nên thảo nguyên trên là ông Tạ Văn Lẹ (trú thôn An Xuân 3, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải). Dẫn chúng tôi đi tham quan đàn cừu hơn 500 con và đồng cỏ xanh rộng hàng chục nghìn mét vuông, ông Lẹ cho biết, hơn 20 năm trước ông cũng chăn cừu thả rông như những gia đình khác. Nhờ đó, ông Lẹ thấy rõ trong tương lai, nếu không có đồng cỏ xanh, nguồn nước do mình tạo ra, người chăn cừu vẫn mãi không khá nổi. Hơn chục năm trước, vợ chồng ông vay mượn người thân, bỏ rất nhiều công sức, tiền của vào vùng đất khô cằn này mới có được cơ ngơi như ngày hôm nay.
"Thiên thời, địa lợi, nhân hòa", khi ấy Nhà nước đầu tư hồ thủy lợi Thành Sơn gần đó, nên ông Lẹ hưởng thêm nhiều cái lợi. Trang trại của ông Lẹ hiện có đầy đủ điện, hồ chứa nước riêng, đồng cỏ cho khoảng 500 con cừu sinh sống. Cạnh đó còn có vườn cây ăn trái đủ loại, rộng mênh mông.
Trong năm 2020 vừa qua, dù gặp nhiều khó khăn nhưng sau khi bán cừu hơi (khoảng 175.000 đồng/kg), trừ tất cả chi phí, gia đình ông Lẹ lãi ròng hơn 250 triệu đồng. Với số tiền này, ở vùng quê như ông Lẹ sống rất ngon lành, hiếm người sánh bằng! Nhờ theo "nghiệp cừu", vợ chồng ông Lẹ đã nuôi 3 đứa con khôn lớn, trong đó có hai người con học đại học ở TP.HCM.
Ông Lẹ cho biết, nếu nguồn cỏ tốt, cừu con nuôi khoảng 4 tháng, trọng lượng khoảng 20kg thì xuất chuồng bán hơi cho thương lái. Nếu nguồn cỏ không tốt, lệ thuộc vào trời thì 6 - 8 tháng tuổi mới xuất bán được.
Dang dở giấc mơ vàng

Ông Tạ Văn Lẹ cho đàn cừu ăn cỏ tươi từ đồng cỏ mà ông tạo lập. Ảnh: Q.Đ
Ông Tạ Văn Lẹ cho đàn cừu ăn cỏ tươi từ đồng cỏ mà ông tạo lập. Ảnh: Q.Đ
Lãnh đạo Sở NNPTNT Ninh Thuận cho hay, sắp tới hệ thống thủy lợi Tân Mỹ khánh thành sẽ khắc phục tình trạng thiếu nước phục vụ cho nông nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Hệ thống có tổng mức đầu tư 5.951 tỷ đồng. Việc chặn dòng, tích nước tạo ra hồ chứa với dung tích 220 triệu m3 để điều tiết dòng chảy có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước, phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Ninh Thuận.
Theo nhiều chuyên gia, thịt cừu giúp tăng cường hệ miễn dịch, hệ thần kinh, giảm tình trạng hen suyễn, là nguồn cung cấp rất tốt về chất sắt, chứa hàm lượng vitamin B12... rất tốt cho người dùng, nhất là phụ nữ và trẻ em. Thịt cừu ngon, có hàm lượng dinh dưỡng cao, lại ít mỡ, lượng cholesterol thấp, cừu chỉ ăn các loại lá cây nên bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm… Chính vì thế thịt cừu đang được người tiêu dùng chọn ăn.
"Thấy rõ tiềm năng "thịt cừu là vàng", con trai đầu của tôi đã cố gắng thi vào đại học, học chuyên ngành về ẩm thực. Nhưng…", nói đến đây, giọng bà Lê Thị Lý (vợ ông Lẹ) nghẹn lại.
Đưa mắt nhìn về đồng cỏ xanh mượt, bà Lý ngậm ngùi kể lại chuyện đau lòng khi con trai bà ra đi khép lại giấc mơ đẹp, từng ấp ủ!
Theo lời bà Lý, con trai bà là Tạ Văn Luật (SN 2000). Những năm học THPT, Luận mơ ước đi học chuyên ngành ẩm thực và sẽ trở thành một nhà chế biến thịt cừu ngon để mở nhà hàng, giới thiệu sản phẩm thịt cừu trên quê hương mình. Tuy nhiên, đang học đại học năm 2 ở TP.HCM, Luận đã bị đâm chết tức tưởi, khiến cả họ hàng tiếc thương…
Theo tìm hiểu của chúng tôi và hồ sơ vụ án, khoảng 17 giờ 40 ngày 27/7/2020, đối tượng Hoàng Thái Sơn (SN 1992, hộ khẩu thường trú tại phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) điều khiển xe máy trên đường Phú Lợi về ngã tư Lê Hồng Phong. Thời điểm này, anh Tạ Văn Luận (con bà Lý) chạy xe gắn máy cùng chiều rồi vượt qua xe của Sơn.
Dù không xảy ra tai nạn, nhưng Sơn cho rằng anh Luận chạy xe lạng lách, nên phóng xe đuổi theo. Khi vào đầu hẻm 85 đường Phú Lợi, Sơn dùng chân đạp ngã xe anh Luận rồi rút dao thủ sẵn trong người ra đâm, đánh anh Luận bất tỉnh. Anh Luận được người dân đưa đi cấp cứu nhưng tử vong sau đó tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương do bị đa chấn thương, vỡ tim, giập rách phổi. Khoảng 21 giờ 30 cùng ngày, thủ phạm Hoàng Thái Sơn đến công an đầu thú. Vừa qua, Sơn bị xử 16 năm tù.
Theo lời bà Lý, lúc ấy Luận làm đầu bếp cho một nhà hàng thịt nướng, có mở thêm dịch vụ giao hàng tại nhà. Lúc xảy ra tại nạn, con trai bà đang trên đường đi giao thức ăn cho khách. Từ ngày, Luận qua đời đến nay, vợ chồng bà buồn lắm, nhưng vẫn cố gắng chăm sóc, duy trì đàn cừu để 2 người em của Luận thực hiện giấc mơ dang dở của anh mình để lại...
Theo Bùi Phụ-Quang Đăng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null