Dọc đường gió bụi, mưa dầm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Hai tiếng về quê nghe thân thương vô cùng. Ở quê còn đó lắm người thân yêu ruột thịt, những kỷ niệm khó quên thời thơ ấu, những cánh đồng mơ ước đã cho ta ăn học và những lũy tre làng mắc võng đu đưa bao lời ru của mẹ. Vâng, còn ăm ắp những kỷ niệm buồn vui theo mãi đời người. Thậm chí nỗi nhớ cứ len lỏi trong tâm thức của từng bữa ăn đạm bạc: “Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”.

Thế mà đợt về quê lần này thấy lòng đau xót lạ khi mà đại dịch Covid-19 đã khiến hàng trăm ngàn người phải nhập viện điều trị, hàng ngàn người phải rời xa cõi tạm. Không ai tránh được sự lo âu thường trực ngày đêm dù là người giàu có hay nghèo khổ. Người con đi xa vượt qua bao nhớ thương để tìm cái ăn cái mặc giúp gia đình thoát cảnh đói nghèo bao đời nay. Niềm vui của họ chính là mối quan hệ xã hội, “nhất cận thân nhì cận lân” để dựa vào nhau mà sống bằng nghĩa đồng bào. Thế mà dịch bệnh quái ác ập đến chẳng những gây nên bao hoang mang mà còn tạo nên sự cách xa nhau chỉ trong tấc gang giữa cộng đồng. Bình thường, mọi người lao động khi đi tìm việc làm dù có toát mồ hôi nhưng không lo lắng không suy tư để đêm về có được một giấc ngủ bình an với hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn.

 Đoàn công dân về quê đi qua địa bàn tỉnh. Ảnh: Nguyễn Tú
Đoàn công dân về quê đi qua địa bàn tỉnh. Ảnh: Nguyễn Tú


Thế mà hai năm qua họ chịu đựng với tâm trạng lo âu là thách thức vô cùng gian khó kể cả vật chất lẫn tinh thần. Sự sẻ chia, đùm bọc, nhường cơm sẻ áo đã trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Với nhận thức đúng đắn của người dân là cùng với Đảng với chính quyền triệt để chống dịch như chống giặc. Biết rằng giúp ngặt chứ không ai có thể giúp nghèo, nhiều món quà từ thiện ở quê, nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm từ những vùng miền được đưa đến nơi vùng dịch của những Mạnh Thường Quân, của đồng bào trong cả nước bằng tấm lòng thiện nguyện chân chính.

Đặc biệt, khi mà TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trở thành tâm dịch thì Đảng và cả hệ thống chính trị không tránh được những băn khoăn lo lắng trước gánh nặng an sinh xã hội. Với nhiều biện pháp cứng rắn, nhiều hướng giải quyết linh hoạt để ngăn ngừa nhưng con vi rút quái ác kia luôn biến thể khó lường làm cho nỗi sợ hãi của người dân không ngớt lo toan. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và các thành phố lớn khác hiện có nhiều khu công nghiệp nên thu hút nhiều lao động từ mọi miền đến mưu sinh. Thực chất, người lao động nghèo làm ăn theo thời vụ, từng công đoạn thì tìm đâu ra được ngôi nhà của riêng mình giữa chốn phồn hoa đô thị. Họ buộc phải tìm nhà trọ sống qua ngày với bao nỗi lo canh cánh từng ngày.

Dịch giã vẫn còn diễn biến phức tạp, đời sống người dân nghèo quá khó khăn thậm chí hết phương cầm cự nên mỗi người vẫn tìm cho mình một cách “thoát thân”. Những ngày đầu tháng10, khi mà TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam nới lỏng giãn cách thì tâm nguyện của người dân là được hồi hương. Khó mà trách móc sự nôn nóng ra về của họ. Chính quyền các cấp vẫn kêu gọi người dân ở lại để tiếp tục lao động khi các doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Nhưng dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì ít ai dám tự tin và quyết định ở lại thêm.

Một số tỉnh thành tổ chức đón người dân của mình về quê bằng nhiều phương tiện khác nhau nhưng con số được đón có được là bao còn số mắc kẹt thì không thể kiểm soát. Không ai bảo ai, những đoàn người tự phát nối nhau về quê bằng đủ loại phương tiện, thậm chí có người đi bộ bất chấp mọi trở ngại, hiểm nguy. Từ sự tự phát đó mà không ít người phải chịu cảnh ùn tắc tại các chốt kiểm soát. Đây cũng là nguyên nhân lây nhiễm dịch bệnh mà mọi người không lường hết được. Và thực tế tại các chốt kiểm soát đã có không ít người bị lây nhiễm và tái dương tính trên đường về quê.

Cuộc hành hương mấy ngày qua tạo nên một bức tranh với nhiều cung bậc cảm xúc. Cảnh bồng bế đèo bòng lội ngược dòng khác nào cá vào mùa đẻ trứng hy sinh chính mình để cho con cái được sinh sôi. Hàng vạn người đã trải qua bao quãng đường gió bụi, mưa dầm. Mong sao dặm trường thiên lý hồi hương được an lành và dịch giã chóng kết thúc để cuộc sống sớm được trở lại bình thường.

 

 NGUYỄN TẤN HỶ
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.