Độc đáo nến trâu vàng hút người mua chơi Tết Tân Sửu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với tạo hình con trâu kéo theo vàng bạc, châu báu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, nến trâu vàng hiện đang là mặt hàng thu hút nhiều người dân mua chơi nhân dịp Tết Tân Sửu 2021.
 

Đón đầu xu hướng Tết Tân Sửu 2021, nghệ nhân Dương Hoàng Thông (Gia Lâm, Hà Nội) đã sáng tạo ra chiếc nến mang hình chú trâu vàng kéo theo thóc gạo, tài lộc, tiền tài về cho gia chủ.
Đón đầu xu hướng Tết Tân Sửu 2021, nghệ nhân Dương Hoàng Thông (Gia Lâm, Hà Nội) đã sáng tạo ra chiếc nến mang hình chú trâu vàng kéo theo thóc gạo, tài lộc, tiền tài về cho gia chủ.
Theo anh Thông, con trâu là linh vật của năm Tân Sửu 2021, đồng thời theo quan niệm dân gian, đây cũng là loài động vật biểu tượng cho sự phú quý, giàu sang, cát tường bởi tính cách hiền lành, chịu thương chịu khó. Chúng thường mang đến cho chủ nhân cuộc sống ấm no, bền vững.
Theo anh Thông, con trâu là linh vật của năm Tân Sửu 2021, đồng thời theo quan niệm dân gian, đây cũng là loài động vật biểu tượng cho sự phú quý, giàu sang, cát tường bởi tính cách hiền lành, chịu thương chịu khó. Chúng thường mang đến cho chủ nhân cuộc sống ấm no, bền vững.
Giá bán lẻ mỗi chiếc nến trâu vàng là 250.000 - 350.000 đồng/sản phẩm, nếu khách mua cả đôi thì sẽ có giá từ 450.000 - 650.000 đồng.
Giá bán lẻ mỗi chiếc nến trâu vàng là 250.000 - 350.000 đồng/sản phẩm, nếu khách mua cả đôi thì sẽ có giá từ 450.000 - 650.000 đồng.
Điểm độc đáo là nguyên liệu tạo ra trâu vàng đều từ nến đốt. Thế nên, khách ngoài mua về trưng bày có thể dùng để đốt như các loại nến cháy thông thường.
Điểm độc đáo là nguyên liệu tạo ra trâu vàng đều từ nến đốt. Thế nên, khách ngoài mua về trưng bày có thể dùng để đốt như các loại nến cháy thông thường.
"Ngoài tính thẩm mỹ, sản phẩm trâu nến của tôi đều hội tụ đủ những yếu tố phong thủy. Như ngũ hành gồm có kim, mộc, thủy, hỏa thổ, còn ngũ cốc là lúa nếp, lúa tẻ, mạch, đỗ, vừng", anh Thông nói thêm.
"Ngoài tính thẩm mỹ, sản phẩm trâu nến của tôi đều hội tụ đủ những yếu tố phong thủy. Như ngũ hành gồm có kim, mộc, thủy, hỏa thổ, còn ngũ cốc là lúa nếp, lúa tẻ, mạch, đỗ, vừng", anh Thông nói thêm.
Anh Thông cho biết, anh phải bỏ ra hàng tháng trời để nghiên cứu và tạo ra khuôn sản phẩm. Đây là một trong những công đoạn quan trọng để sản xuất ra được những chiếc nến hình trâu.
Anh Thông cho biết, anh phải bỏ ra hàng tháng trời để nghiên cứu và tạo ra khuôn sản phẩm. Đây là một trong những công đoạn quan trọng để sản xuất ra được những chiếc nến hình trâu.
"Có 5 công đoạn để sản xuất ra nến trâu là lên ý tưởng sản phẩm, chế tạo khuôn, đổ khuôn nến, làm khô và trang trí. Trong đó, 2 khâu đầu do tôi trực tiếp đảm nhiệm, vì đây là công thức gia truyền", anh nói.
"Có 5 công đoạn để sản xuất ra nến trâu là lên ý tưởng sản phẩm, chế tạo khuôn, đổ khuôn nến, làm khô và trang trí. Trong đó, 2 khâu đầu do tôi trực tiếp đảm nhiệm, vì đây là công thức gia truyền", anh nói.
Theo tiết lộ, khuôn đổ nến được anh Thông chế tạo bằng chất dẻo có khắc hình ảnh con vật. Nhờ đó, thợ chỉ cần đổ nến theo cách thức, quy trình là có thể ra sản phẩm.
Theo tiết lộ, khuôn đổ nến được anh Thông chế tạo bằng chất dẻo có khắc hình ảnh con vật. Nhờ đó, thợ chỉ cần đổ nến theo cách thức, quy trình là có thể ra sản phẩm.
Nói rõ về sản phẩm, anh Thông tâm sự, trên thân mỗi chú trâu, anh đều thiết kế thêm châu báu, vàng bạc tượng trưng cho tiền tài và may mắn.
Nói rõ về sản phẩm, anh Thông tâm sự, trên thân mỗi chú trâu, anh đều thiết kế thêm châu báu, vàng bạc tượng trưng cho tiền tài và may mắn.
 Bên cạnh đó, không thể thiếu là những chồng lúa xếp đầy cao ngất, hiện diện cho mùa màng bội thu, và anh thường gọi chúng với cái tên dân dã là quả lúa, chữ quả trong thành quả, ứng với sự thành công sau những nỗ lực, kiên trì.
Bên cạnh đó, không thể thiếu là những chồng lúa xếp đầy cao ngất, hiện diện cho mùa màng bội thu, và anh thường gọi chúng với cái tên dân dã là quả lúa, chữ quả trong thành quả, ứng với sự thành công sau những nỗ lực, kiên trì.
Ước tính, thời gian để hoàn thành mỗi chú trâu nến rơi vào khoảng 4 - 6 tiếng; với công suất hiện tại của nhà xưởng, mỗi ngày sẽ ra được 200 - 300 sản phẩm.
Ước tính, thời gian để hoàn thành mỗi chú trâu nến rơi vào khoảng 4 - 6 tiếng; với công suất hiện tại của nhà xưởng, mỗi ngày sẽ ra được 200 - 300 sản phẩm.
Theo dự kiến, để phục vụ cho Tết Nguyên đán, năm nay, anh Thông sẽ cung ứng ra thị trường từ 7.000 - 10.000 sản phẩm trâu nến.
Theo dự kiến, để phục vụ cho Tết Nguyên đán, năm nay, anh Thông sẽ cung ứng ra thị trường từ 7.000 - 10.000 sản phẩm trâu nến.

https://danviet.vn/doc-dao-nen-trau-vang-hut-nguoi-mua-choi-tet-tan-suu-20210105181914553.htm


Theo Trọng Hiếu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.