Doanh nghiệp vận tải cam kết chấp hành pháp luật về giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an các địa phương tổ chức ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ đối với các chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải và tài xế trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh về việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm TTATGT liên quan đến phương tiện chở khoáng sản, vật liệu xây dựng, hàng hóa, vận tải hành khách, từ ngày 21-9 đến nay, Phòng Cảnh sát Giao thông đã tổ chức tuyên truyền và ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ đối với các chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải và tài xế trên địa bàn các huyện: Chư Sê, Đức Cơ, Ia Pa, Đak Pơ, Chư Prông, Mang Yang, Đak Đoa và thị xã An Khê.

Công an huyện Chư Prông tổ chức ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ với các đơn vị kinh doanh vận tải. Ảnh: H.Y

Công an huyện Chư Prông tổ chức ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ với các đơn vị kinh doanh vận tải. Ảnh: H.Y

Theo đó, Phòng Cảnh sát Giao thông yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đúng các quy định về bảo đảm TTATGT, không giao phương tiện cho người không đủ điều kiện, khả năng điều khiển; tổ chức kiểm tra sức khỏe của tài xế, không tuyển dụng, sử dụng tài xế có biểu hiện sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích khác; không đưa phương tiện chưa đảm bảo an toàn kỹ thuật, hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định vào hoạt động vận tải.

Đồng thời, các chủ đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải thường xuyên theo dõi việc chấp hành cam kết và có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp tài xế vi phạm để nâng cao tính răn đe, phòng ngừa. Đối với đội ngũ tài xế, Phòng Cảnh sát Giao thông yêu cầu ký cam kết tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm TTATGT, không sử dụng rượu, bia, ma túy hoặc các chất kích thích khác; không chở quá số người quy định, chở hàng không đúng trọng tải, kích cỡ cho phép…

Thượng tá Nguyễn Anh Sơn-Trưởng Công an huyện Chư Prông-cho biết: Việc ký cam kết nhằm nâng cao trách nhiệm, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vận tải và tài xế trong công tác bảo đảm TTATGT. Sau khi ký cam kết, chúng tôi yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện đúng các nội dung đã ký kết; nêu cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường bộ; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong công tác tuyên truyền đảm bảo TTATGT tại doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh của mình.

Cũng tại các buổi ký cam kết, lực lượng Cảnh sát Giao thông đã tuyên truyền, phổ biến một số nội dung, kiến thức pháp luật giao thông đường bộ và các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách; phổ biến các hình thức xử phạt và hành vi vi phạm TTATGT thường mắc phải trong hoạt động vận tải đến chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải và tài xế.

Ông Đặng Văn Hiền-Phó Giám đốc điều hành Công ty TNHH Dịch vụ vận tải và du lịch Thuận Tiến Gia Lai-cho hay: Đơn vị đang quản lý 38 phương tiện chạy tuyến cố định và xe trung chuyển với hơn 60 tài xế. Công ty luôn đặt vấn đề an toàn cho hành khách và đảm bảo TTATGT lên hàng đầu. “Sau khi ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ, chúng tôi đã tuyên truyền rộng rãi những nội dung cam kết đến đội ngũ tài xế và nhân viên của Công ty để nghiêm túc thực hiện. Đồng thời, tổ chức cho đội ngũ nhân viên, tài xế ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ với Công ty. Ngoài ra, chúng tôi luôn nhắc nhở, động viên đội ngũ tài xế nâng cao đạo đức nghề nghiệp để phục vụ hành khách. Trong quá trình hoạt động, nếu phát hiện các trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý theo quy chế của Công ty”-ông Hiền cho biết thêm.

Đến thời điểm này, Phòng Cảnh sát Giao thông đã phối hợp với Công an các địa phương tổ chức ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho gần 200 tổ chức, cá nhân là chủ đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách. Thời gian tới, Phòng Cảnh sát Giao thông tiếp tục phối hợp cùng Công an các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ và ký cam kết đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa còn lại nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho đội ngũ tài xế và chủ xe cũng như các doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng, góp phần bảo đảm TTATGT trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.