Doanh nghiệp ở Gia Lai: Thờ ơ với Luật Cạnh tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mặc dù Luật Cạnh tranh có hiệu lực đã hơn 6 năm nhưng trên địa bàn Gia Lai vẫn chưa có các vụ việc điều tra và xử lý liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các cơ quan có chức năng, thẩm quyền xử lý; đồng thời cũng chưa xuất hiện các khiếu nại, kiến nghị liên quan đến hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh của cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Điều đó không có nghĩa là môi trường kinh doanh tại Gia Lai hoàn toàn thanh sạch mà vấn đề là do nhận thức của các doanh nghiệp về Luật Cạnh tranh còn hạn chế.

Luật Cạnh tranh bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp”- đó là nhận định của ông Nguyễn Trung Dũng- Phó cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương). Theo đó, Luật Cạnh tranh tạo môi trường pháp lý cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp thực hiện với mục đích tham gia vào hoạt động kinh tế một cách bình đẳng. Pháp luật cạnh tranh được ban hành nhằm kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có thể dẫn tới việc gây hạn chế cạnh tranh. Ông Dũng đánh giá: “Qua khảo sát tại Gia Lai, hiểu biết của hầu hết các doanh nghiệp tại đây về Luật Cạnh tranh khá hạn chế. Với họ, khi sự vụ xảy ra thì đã có cơ quan chuyên ngành xử lý thay vì gửi đơn lên cho Cục Quản lý Cạnh tranh- cơ quan do Nhà nước lập nên để giải quyết những vấn đề liên quan đến cạnh tranh trong kinh doanh”.
Bởi nhận thức như trên, cho nên đến nay, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có những vụ việc điều tra, xử lý liên quan đến hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh, dù trên thực tế vẫn có một số doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh với các hành vi như: Quấy nhiễu khách hàng của doanh nghiệp kinh doanh mạng điện thoại di động, quảng cáo gây nhầm lẫn trong kinh doanh thực phẩm chức năng… Điều này chứng tỏ môi trường cạnh tranh tại Gia Lai cần được các nhà quản lý, cộng đồng các doanh nghiệp sớm có biện pháp thúc đẩy và hoàn thiện để có môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng hơn.
Ảnh: Minh Thi
Ảnh: Minh Thi
Một trong những hạn chế lớn nhất là hiểu biết về Luật Cạnh tranh chỉ giới hạn trong một số ít người mà chưa có sự lan tỏa đến các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, từng doanh nghiệp của địa phương, trong khi đây là đối tượng chính của pháp luật cạnh tranh. Ngay như Hội thảo “Pháp luật cạnh tranh Việt Nam- Kinh nghiệm của Nhật Bản” vừa mới diễn ra tại Pleiku cách đây vài ngày, số doanh nghiệp được mời tham dự là 60 nhưng số có mặt chưa đến 20 người. Điều đó cho thấy doanh nghiệp còn khá thờ ơ và chưa nhận thức được đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình. Khi có sự vụ xảy ra thường dẫn đến tình trạng kéo dài; doanh nghiệp này vi phạm kéo theo sự vi phạm của doanh nghiệp kia, từ hành vi sai này dẫn đến hành vi sai khác.

Ngoài bảo vệ cho quyền lợi của doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh còn gián tiếp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tại Hội thảo nói trên, ông Osamu Igarashi- chuyên gia tư vấn Nhật Bản nhấn mạnh: Mục đích của Luật Cạnh tranh chính là thúc đẩy cạnh tranh tự do và lành mạnh. Nếu cạnh tranh có hiệu quả theo cơ chế thị trường thì doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu của người tiêu dùng một cách hợp lý. Người tiêu dùng nào cũng muốn hàng hóa, dịch vụ của mình được hưởng có chất lượng tốt đồng thời giá rẻ nhất, vì thế doanh nghiệp càng phải cố gắng trong cạnh tranh lẫn nhau (lành mạnh) để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế thì chính người tiêu dùng, nhất là ở tỉnh lẻ như Gia Lai, lại có tâm lý e ngại đấu tranh, tố giác khi quyền lợi bị xâm phạm. Khá nhiều người cho rằng nếu tố cáo thì kết quả cũng chỉ dừng lại ở việc tư vấn, hòa giải, các hành vi vi phạm cũng không được xử lý tận gốc. Đơn cử: Qua các đợt kiểm tra liên ngành, nhiều địa chỉ làm bánh Trung thu kém chất lượng đã được phát hiện, song chủ yếu là phạt hành chính, năm sau sự việc vẫn có thể cứ thế tiếp diễn.

Để phát huy vai trò, ý nghĩa của Luật Cạnh tranh, thiết nghĩ công tác tuyên truyền cần phải được tổ chức thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức, từ đó vận dụng vào quá trình kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh.
 
Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

(GLO)- Nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai) đã hỗ trợ 8 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024).

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.