Doanh nghiệp Gia Lai vươn ra biển lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược kinh doanh khác nhau. Trong xu thế hợp tác toàn cầu, vươn ra biển lớn và xâm nhập vào thị trường nước ngoài đang trở thành xu hướng của những doanh nghiệp không thỏa mãn vẫy vùng trong sân chơi “ao nhà” và đang trở thành mục tiêu cho những doanh nghiệp xuất khẩu Gia Lai-nơi sở hữu lợi thế về nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu mà ít nơi có được.

Tham vọng thoát khỏi “ao nhà”

Được thành lập từ tháng 1-2014, qua hành trình gần 2 năm gầy dựng với một hướng đi khác biệt so với các doanh nghiệp khác khi cùng dựa trên một sản phẩm: cà phê, Công ty cổ phần GBF đã và đang khẳng định sự đúng đắn trên con đường đi của mình. “Việt Nam là đất nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê và Gia Lai là vùng sản xuất cà phê trọng điểm của cả nước. Vậy nhưng, cái tên Việt Nam vẫn chưa được đặt xứng tầm với những gì nó đáng phải có trên thị trường quốc tế. Bởi vậy, tham vọng của tôi là không chỉ làm cà phê cho người Việt mà còn quyết tâm xâm nhập cho bằng được thị trường thế giới. Ở phạm vi hẹp, Gia Lai có đến khoảng 35 nhà sản xuất chế biến cà phê. Trong khi nhu cầu tiêu dùng không tăng nhiều, đối thủ cạnh tranh ngày càng đông, rõ ràng miếng bánh thị phần đang bị chia xẻ dữ dội và chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Xuất khẩu cà phê là mục tiêu chiến lược của tôi khi đặt chân vào lĩnh vực này”-ông Trần Đức Tuấn-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty GBF chia sẻ.

 

Ảnh: Lê Hòa
Ảnh: Lê Hòa

Chọn một hướng đi hợp thời song làm thế nào để vươn ra “biển lớn” đúng như mong ước, đó mới là thách thức. “Tôi bắt đầu với 3 không: không nhà xưởng, không phương tiện vận chuyển, không văn phòng. Cái tôi có duy nhất là tôi tin rằng hướng đi của mình là đúng. Đó cũng là lực hút duy nhất khiến các nhà đầu tư chịu bắt tay hợp tác với tôi. 6 tháng lăn lộn tìm kiếm đối tác, đơn hàng đầu tiên từ Hồng Kông đã chấp thuận. Không chỉ chọn cho mình một thị trường mới, GBF còn đặt mình vào thử thách khốc liệt hơn khi không chấp nhận dừng lại ở việc xuất khẩu cà phê thô như các doanh nghiệp khác. “Tôi chọn xuất khẩu cà phê đã qua chế biến. Nói xâm nhập thị trường quốc tế khó nhưng chưa hẳn là khó. Gu cà phê của người nước ngoài đơn giản hơn người Việt mình rất nhiều. Cứ đúng chuẩn là sẽ đạt”-ông Tuấn cho biết. Để tạo ra những sản phẩm đạt chuẩn, doanh nghiệp ông đã đầu tư hệ thống rang sấy bằng điện theo tiêu chuẩn Đức. Và đến nay, có thể nói, GBF là đơn vị xuất khẩu chính ngạch sản phẩm cà phê bột thành phẩm đầu tiên tại Gia Lai.

“Xuất thân” chỉ là một đại lý thương mại, chỉ sau 20 năm, Đắc Hưng Gia Lai đã trở thành một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề lớn mạnh với chi nhánh đặt ở 10 tỉnh thành trong cả nước (5 tỉnh Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận, Phú Quốc); ngoài ra, Công ty TNHH Đắc Hưng Gia Lai còn vươn tới thành lập chi nhánh tại Lào. Là công ty phân phối độc quyền của P&G (Công ty Procter and Gamble) tại Tây Nguyên và tỉnh Ninh Thuận, Đắc Hưng Gia Lai hiện được đánh giá là nhà phân phối hàng đầu tại khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Ninh Thuận, Bình Dương... Bên cạnh đó, Đắc Hưng Gia Lai còn mở rộng phạm vi kinh doanh, đầu tư xây dựng hệ thống nhà máy sản xuất, chế biến các sản phẩm về gỗ được tiêu thụ rộng rãi khắp cả nước và xuất khẩu qua nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực cảng vận tải…

Doanh nghiệp được gì?

“Săn” cá lớn không chỉ đòi hỏi trước hết là một tầm nhìn xa và sau đó là bản lĩnh dám đặt mình vào thử thách để vượt qua thử thách đó. Với Đắc Hưng Gia Lai, để tạo dựng đươc vị thế như ngày hôm nay, đó là một hành trình nỗ lực không mệt mỏi của mỗi thành viên trong công ty, trong đó, công lao lớn nhất thuộc về người chèo lái con thuyền Đắc Hưng Gia Lai-Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đắc Hưng Gia Lai-Hồ Đắc Công Luận. Năm 2014, tổng doanh thu của Công ty đạt 1.300 tỷ đồng, nộp thuế cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Hiện tại, Đắc Hưng Gia Lai đang chuẩn bị đầu tư xây dựng khu thương mại-dịch vụ Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum).

“Cà phê hạt Việt Nam khi xuất ra thị trường thế giới thường hay bị các nước khác mua hạt nguyên liệu, sau đó chế biến và công bố là sản phẩm cà phê của nước họ. Giá trị thương phẩm khi xuất đi quốc tế bị ảnh hưởng rất nhiều. Cũng bởi thế, thế giới sự thật vẫn chưa biết nhiều về cà phê Việt Nam, có chăng, họ chỉ biết đến như là một quốc gia cung cấp nguồn nguyên liệu thô… Do đó, chọn xuất khcà phê thành phẩm, tôi muốn cà phê Việt Nam đến tận tay người tiêu dùng quốc tế, bớt rủi ro bị “hóa kiếp” bởi một đất nước nào khác”-ông Trần Đức Tuấn-Giám đốc GBF khẳng định. Tiếp cận thị trường thế giới-một sân chơi với đủ mọi màu sắc, thậm chí không ít cạm bẫy trong kinh doanh, đổi lại, doanh nghiệp nếu thành công sẽ đem lại cho mình cơ hội và nguồn lợi nhuận vô cùng lớn. “Có 2 lợi ích lớn nhất khi tham gia vào thị trường xuất khẩu: sự đơn giản và order lớn. Không phải nói xấu nhưng sự thật rằng, khi bước ra quốc tế, nhiều nơi họ chê doanh nhân Việt Nam làm ăn thiếu tác phong công nghiệp và họ rất e ngại… Nếu bạn đã tạo dựng được niềm tin, bạn kết nối thành công được với đối tác tốt, nguồn lợi đem về của bạn cao hơn rất nhiều”-ông Tuấn chia sẻ.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.