(GLO)- Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 5-2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 303,94 tỉ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm 67,6%.
Trong số các thương hiệu xuất sắc được vinh danh Golden Dragon Awards 2024 có Samsung, LG Display, Intel, Qualcomm, Heineken, HSBC, Lego, SCG, UOB, Coca-Cola…
Có khoảng 61,37% doanh nghiệp được khảo sát có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Mức thưởng Tết cao nhất là 5,68 tỷ đồng/người thuộc về quản lý cấp cao tại doanh nghiệp FDI ở Long An.
Năm 2023 gần kết thúc, có thể nhận định đầu tư nước ngoài tiếp tục là điểm sáng trên bức tranh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Song hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) có thể cải thiện nhiều hơn nữa khi liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI chặt chẽ hơn.
(GLO)- Xu thế tăng trưởng xanh trở thành một lựa chọn tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Với hàng ngàn dự án trải khắp các tỉnh, thành, khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, những nhà đầu tư với các dự án bền vững, xanh hóa đã và đang lựa chọn Việt Nam để đầu tư cho thấy, khối DN FDI đã và đang có những đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam.
(GLO)- Tại Hội thảo kinh tế cấp cao Việt Nam và Nhật Bản, Thủ tướng chia sẻ, Hội thảo là sự kiện có ý nghĩa quan trọng để hai bên phân tích thời cơ, vận hội cũng như những khó khăn, thử thách mới; chia sẻ những bài học kinh nghiệm để từ đó đề ra những phương hướng, nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới; giúp chúng ta đạt được mục tiêu, khát vọng phát triển bền vững ở mỗi nước, và góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược tin cậy, thân thiết giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Lũy kế đến thời điểm này toàn tỉnh Lâm Đồng đang có 98 dự án FDI còn hiệu lực hoạt động, với tổng số vốn đăng ký đầu tư lên đến 12.567 tỉ đồng, trên quy mô diện tích khoảng 2.231,52ha.
Cho đến nay, mọi dự đoán trong và ngoài nước hầu như đều thống nhất nhận định, dù có chậm hơn so với thời điểm trước dịch Covid-19 nhưng chắc chắn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn tiếp tục chảy mạnh; trong đó có nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Có những cơ sở để tin như vậy.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam nói riêng, tình trạng suy giảm của khối đầu tư nước ngoài không có gì khó hiểu. Tuy nhiên cũng vẫn có những tia sáng cuối đường hầm.
Sau khi Coca-Cola VN bị cơ quan thuế yêu cầu phải nộp vào ngân sách hơn 821 tỉ đồng tiền truy thu thuế và phạt chậm nộp, nhiều chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều “ông lớn“ FDI cần được đưa vào “tầm ngắm“ thanh tra để chống chuyển giá, né thuế.
Hiện người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam tăng kỷ lục, nhưng do không bắt buộc nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký đầu tư nên dẫn đến tình trạng đầu tư “chui“, đầu tư “núp bóng“. Cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng này.