Định hướng mới, hành động mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Năm 2020 và 2021, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch Việt Nam nói riêng và du lịch thế giới nói chung, hoạt động du lịch bị tổn hại nặng nề, kéo theo sự sụt giảm các ngành, lĩnh vực liên quan.

Tuy nhiên, từ tháng 10-2021, Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" đã tạo cơ hội cho sự phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có du lịch. Đặc biệt, từ ngày 15-3 vừa qua, được sự quan tâm của Chính phủ và sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan, chúng ta đã mở lại hoàn toàn hoạt động du lịch. Đây là dấu mốc quan trọng cho việc phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Cũng như việc phục hồi kinh tế - xã hội của đất nước sau đại dịch, việc phục hồi cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành du lịch, phục hồi các sản phẩm, dịch vụ du lịch và nguồn nhân lực trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch đòi hỏi nỗ lực, thời gian lâu dài cũng như sự đầu tư lớn của toàn ngành. Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo ngành du lịch toàn cầu sẽ cần từ 3-4 năm để có thể phục hồi lại hoạt động như mốc năm 2019. Đây cũng là nhiệm vụ và thách thức đối với du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, ngành du lịch cần lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, là các định hướng mới cho du lịch Việt Nam trong thời gian tới như các định hướng về chính sách, về đầu tư, về sản phẩm và thị trường, định hướng về huy động nguồn lực và phát triển nguồn nhân lực. Ví dụ, các chính sách nhà nước cần hướng đến giải quyết những nội dung cụ thể nào? Dòng sản phẩm nào sẽ là chủ đạo để thu hút khách du lịch quốc tế quay lại Việt Nam?

Thứ hai là các giải pháp và hành động cụ thể cho việc khôi phục và phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Đâu là các giải pháp cốt lõi, đâu là giải pháp trước mắt, đâu là các giải pháp lâu dài và các hành động chúng ta cần thực hiện ngay để phục hồi ngành du lịch nhanh nhất trong điều kiện bình thường mới.

Thứ ba là các đề xuất cụ thể đối với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, các cơ quan quản lý du lịch các cấp để có thể nhanh chóng hành động, triển khai thực hiện các giải pháp cho việc phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Với phương châm "Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến", Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch mong muốn sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp cụ thể, những đề xuất có tính thực tiễn cao, tập trung vào các định hướng mới, hành động mới cho việc phục hồi và phát triển ngành du lịch Việt Nam một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, sớm đưa hoạt động du lịch trở lại trạng thái bình thường.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cam kết sẽ luôn đồng hành, ủng hộ các địa phương và doanh nghiệp trong những hoạt động nhằm phục hồi và phát triển ngành du lịch, đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định.

 

Đoàn Văn Việt (Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch)
 

(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chặn du lịch… quà tặng

Chặn du lịch… quà tặng

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước việc các công ty xổ số kiến thiết (XSKT) tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm “kinh doanh xổ số” ở các nước châu Âu, Trung Đông.

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai chuỗi phòng gym lâu năm tại TPHCM là Fit24 và Getfit Gym & Yoga tuyên bố tạm đóng cửa, dừng hoạt động. Quyền lợi của hàng ngàn hội viên sở hữu gói tập giá trị cao tại những phòng tập này đang bị treo lơ lửng.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. 

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.

Thiên tai và nhân tai

Thiên tai và nhân tai

Cơn bão số 3 tàn khốc đi qua và mưa lũ sau đó đã kéo theo tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra tại nhiều địa phương, từ phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh đến các tỉnh miền Trung. Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra ở ĐBSCL.

Không ai vô can trước lạm thu

Không ai vô can trước lạm thu

Trước một khoản thu lạ ở trường học, dư luận thường chĩa mũi dùi vào một cá nhân nào đó, thường là hiệu trưởng, giáo viên hoặc người của ban đại diện phụ huynh… Nhưng thực tế cho thấy, không ai vô can trong lạm thu.

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.