Điện về vùng xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thông tin dự án nâng cấp và mở rộng lưới điện phân phối nông thôn tỉnh Gia Lai (vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á-ADB) nhằm cung cấp điện cho các thôn làng xa xôi trên địa bàn tỉnh Gia Lai vừa đóng điện tại một số xã trên địa bàn tỉnh đã làm tôi không cưỡng lại sự khấp khởi, tò mò với ước muốn được đến tận nơi để ngắm nhìn những công trình thấm đượm nghĩa tình đem lại sự đổi thay cho những vùng đất còn lắm gian khó.

Đó là 2 gói dự án đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn trên địa bàn vừa hoàn thành nghiệm thu, đưa vào vận hành tại một số huyện trên địa bàn tỉnh (thuộc dự án nâng cấp và mở rộng lưới điện phân phối nông thôn tỉnh Gia Lai từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á-ADB và dự án nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn tỉnh từ nguồn vốn vay Ngân hàng Tái thiết Đức-KFW).

 

Đóng điện dự án KFW huyện Chư Pah chào mừng Ngày truyền thống Tổng Công ty Điện lực Miền Trung. Ảnh: Tuấn Anh
Đóng điện dự án KFW huyện Chư Pah chào mừng Ngày truyền thống Tổng Công ty Điện lực Miền Trung. Ảnh: Tuấn Anh

Địa điểm chúng tôi chọn để ghé thăm là huyện Chư Pah. Được biết, huyện Chư Pah có 10 xã được cấp điện nằm trong dự án này với quy mô 2 dự án là: Dự án ADB xây dựng mới 9,39 km đường dây trung áp, 47,85 km đường dây hạ áp, 7 trạm biến áp tổng dung lượng 710 kVA; cải tạo 0,31 km đường dây trung áp, 5,03 km đường dây hạ áp; tổng giá trị công trình là 10.013.158.080 đồng và dự án KFW xây dựng mới 1,84 km đường dây trung áp, 41,75 km đường dây hạ áp, 9 trạm biến áp tổng dung lượng 935 kVA. Với tổng giá trị công trình là 9.449.158.837 đồng.

Làng Kênh Chóp (xã Ia Nhin, huyện Chư Pah) là nơi mà tôi đến đầu tiên. Vừa gặp đoàn chúng tôi, Trưởng thôn Rơ Châm Chao vui mừng reo lên (khi nhận ra các anh thợ điện của Điện lực Chư Pah đi cùng) và kéo chúng tôi vào nhà bật hết các thiết bị sử dụng điện lên và vui vẻ trò chuyện như người thân.

 

Dự án nâng cấp và mở rộng lưới điện phân phối nông thôn tỉnh Gia Lai có quy mô 101 km đường dây trung áp, 78 trạm biến áp phụ tải, 377 km đường dây hạ áp, lắp mới 14.205 công tơ, tổng mức đầu tư 228 tỷ đồng; dự án nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn tỉnh Gia Lai (vay vốn Ngân hàng Tái thiết Đức-KFW) với quy mô 37 km đường dây trung áp, 49 trạm biến áp phụ tải, 226 km đường dây hạ áp, lắp mới 12.378 công tơ, tổng mức đầu tư 152 tỷ đồng.

Từ huyện Chư Pah  chúng tôi đến huyện Đak Đoa nơi đang thụ hưởng 2 dự án trên với mỗi dự án gồm có 12,707 km đường dây 22 kV (xây dựng mới 3,99 km, cải tạo lên 3 pha 2,522 km và tuyến cải tạo chèn cột 6,195 km), 10 trạm biến áp 3 pha (04  TBA 3p-160 kVA-22/0,4 kV, 05 TBA 3P-100 kVA-22/0,4 kV và 01 TBA 3P-75 kVA-22/0,4 kV) cấp điện cho các làng: Sao, Ring, Đúp, Ho, Tầng, Vẽ và Nú (xã Hà Bầu); các thôn:  Bông La, Hàm Rồng, Plei Ngó, Oyũ, thôn 6, Gia Hét và thôn 3 (xã Ia Băng); thôn 3, thôn 5, làng Ăng Lẻ và làng Đê Klanh (xã Đak Krong); thôn 17, 18 và làng Đê Tul (xã Đak Sơ Mei)..

Tại xã Ia Băng-một điểm đến của chúng tôi trong hành trình-nơi dự án triển khai xây dựng trên 12 km đường dây hạ thế ở khu vực dân cư sống không tập trung, đã có điện nhưng đường dây kéo xa nhà, hệ thống đường điện đã xuống cấp, dự án được triển khai nhằm tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống điện nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vừa đến nơi, nghe thấy tiếng loa phát thanh trên nóc nhà văn hóa thôn chúng tôi hiểu rằng, mong ước được sử dụng điện lưới quốc gia từ lâu nay của bà con đã trở thành hiện thực.

Ông Ech-Trưởng thôn (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) vui vẻ cho biết: “Trước đây một số nơi trong xã chưa có điện hoặc đã có điện nhưng bà con sống không tập trung, do đó đường dây điện kéo quá xa không đủ điện để thắp sáng, các thiết bị trong nhà không dùng được, nhiều hộ dân có đầy đủ điều kiện mua sắm các phương tiện máy móc phục vụ sinh hoạt và sản xuất nhưng vì không có điện hoặc điện quá yếu nên không thể sắm được. Nhưng bây giờ thì khác, điện kéo về hầu hết trước nhà dân, Tết này chắc chắn nhiều gia đình sẽ mua sắm các thiết bị trong gia đình về sử dụng. Cuộc sống của bà con sẽ thay đổi, thôn làng nhộn nhịp hơn”.

Tuy không có điều kiện để đi hết tất cả các vùng vừa được thụ hưởng 2 dự án nhưng chúng tôi hiểu rằng, tất cả bà con ở nơi vùng dự án đi qua đều “rộn ràng niềm vui” khi nhìn thấy ánh điện.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.