Điểm sách mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gối đầu lên cỏ (Natsume Soseki, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) là một kiệt tác diễm ảo. Nó lửng lơ trong một làn sương giữa hoang sơ và hiện đại, giữa Đông và Tây, giữa xa xưa và hôm nay, giữa bình an và khói lửa, giữa thơ Haiku và tiểu thuyết.
 

 

Đó là câu chuyện của một chàng họa sĩ Tokyo dấn bước vào một thôn miền núi, tìm kiếm một thế giới khác, tìm kiếm cái đẹp không dục vọng. Và rồi Nami “diễm ảo” xuất hiện trước chàng, tạo nên một bất ngờ xúc động, ánh lên trong tâm hồn chàng họa sĩ, phác họa được nét thần trong bức tranh mộng ảo của chàng.

Gối đầu lên cỏ ra đời năm 1906 như một cuốn tiểu thuyết thể nghiệm, bất thường và đẹp kỳ lạ. Nó đánh dấu một chuyển mình táo bạo của Natsume Soseki cũng như văn học Nhật vào đầu thế kỷ XX.

Trái tim em thuộc về đất (Mary Webb, Nhà Xuất bản Hồng Đức). Cũng như tên tác phẩm, những sự vật và con người hiện ra trong câu chuyện nhẹ nhàng như hơi thở. Không ồn ào khoa trương với những dục vọng tầm thường của con người, tác phẩm chủ yếu nói về tình yêu dữ dội sâu sắc của cô gái Hazel Woodus với đất mẹ, với vùng đất nơi cô sinh ra và lớn lên. Cho dẫu trẻ trung và trinh nguyên, Hazel Woodus dường như vẫn có cội rễ từ trái tim già nua và tối tăm của quả đất, nơi tràn ngập những niềm đau không đếm xuể. Trái tim hoang dại của nàng thuộc về những tán thông non đêm ngày rì rào nơi vùng đồi Callow..., không hề bị ảnh hưởng bởi lề thói xã hội, bởi những toan tính xấu xa của loài người hay bất cứ tín ngưỡng nào. Nơi đất mẹ thấm đẫm yêu thương, thứ duy nhất cô lắng nghe là trái tim yêu thiên nhiên cây cỏ và bản năng của chính mình.

Dầu vậy, nàng Hazel xinh đẹp và hoang dã không nằm ngoài con mắt của những kẻ si tình. Một chuyện tình tay ba đầy xáo trộn diễn ra âm ỉ, nơi những kẻ say đắm Hazel chẳng ai nhìn thấu con người của nàng. Và đó chính là nơi bi kịch bắt đầu...

                                                                                                                                                                 Tâm An

 

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null