Dĩa cơm biết... hát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện nay có nhiều hoạt động thiện nguyện, trong đó không ít chương trình thiện nguyện mà từ của cho đến cách cho mang lại nhiều cảm xúc đặc biệt.

Hàng trăm ngàn bệnh nhân nghèo được tặng phiếu ăn cơm đủ dưỡng chất, nhưng ít ai biết nhiều phiếu cơm trong đó có được là nhờ bác sĩ đi làm… ca sĩ.

Vào một buổi tối thứ bảy đầu xuân Quý Mão, tôi đến SIHUD, một sân khấu nhỏ nằm trên đường Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP.HCM. Tối hôm đó, chương trình âm nhạc với chủ đề "Tình xuân" do các bác sĩ và những giọng ca khác trình diễn. Họ hát không phải để giải trí cuối tuần, mà hát để… "kiếm cơm" dành cho bệnh nhân (BN) nghèo.

Bệnh nhân nghèo được nhận suất ăn miễn phí nhờ bác sĩ đi hát gây quỹ. Ảnh: Quang Viên

Bệnh nhân nghèo được nhận suất ăn miễn phí nhờ bác sĩ đi hát gây quỹ. Ảnh: Quang Viên

Cát sê… một ổ bánh mì

"Tình xuân" là đêm nhạc lần thứ 105 nằm trong chương trình "Dĩa cơm trên tường - Bữa ăn cho BN nghèo" (viết tắt DCTT). 20 giờ đêm nhạc mới chính thức bắt đầu nhưng từ 19 giờ khán phòng đã bắt đầu sôi động. Kiến trúc sư Phan Quốc Khánh, người chịu trách nhiệm biên tập kiêm tay đàn của chương trình, cho biết: "Các giọng ca đã tập luyện nhiều lần với ban nhạc, nhưng sát giờ biểu diễn cần phải "chạy lại" cho hoàn toàn trơn tru".

Gặp một "ca sĩ" diện bộ đồ tứ thân, ngồi ăn vội ổ bánh mì, tôi tìm hiểu thì mới ngỡ ngàng biết đây là bác sĩ (BS) Đào Thị Yến Thủy (Bệnh viện (BV) Tâm Anh, TP.HCM). "Vừa xong việc ở BV, mình phải chạy lên sân khấu luôn để ráp với ban nhạc trước khi biểu diễn", BS Thủy nói.

"Cát sê của tụi mình là ổ bánh mì này nè. Nhưng chẳng sao cả. Ăn bánh mì rồi hát cho BN có thêm những dĩa cơm thì thật ý nghĩa", BS chuyên khoa dinh dưỡng này nói thêm. Được biết, TS-BS Đào Thị Yến Phi, chị ruột của BS Yến Thủy, cũng thường xuyên tham gia các đêm nhạc tại đây.

Hơn 5 năm hát góp phần kiếm cơm giúp BN, BS Thủy thấm thía công phu của cái nghề "tay trái". Trang phục cần phải sáng sân khấu, phù hợp với tiết mục biểu diễn nên phải mua sắm, thuê hoặc mượn. Đặc biệt, giọng hát phải "nâng cấp" để có thể chinh phục khán giả. Mặc dù từng là giọng ca phong trào, nhưng khi đến với chương trình âm nhạc mà ban tổ chức đòi hỏi phải chỉn chu, BS Yến Thủy cũng như những ca sĩ khác phải chấp nhận bị ban nhạc "hành" trước khi lên sân khấu. "Một tiết mục có thể tập 3 - 4 buổi. Thậm chí có người phải tập 6 - 7 buổi", anh Quốc Khánh nói.

Bác sĩ Ngọc Minh là ca sĩ “đang lên” của chương trình “Dĩa cơm trên tường”

Bác sĩ Ngọc Minh là ca sĩ “đang lên” của chương trình “Dĩa cơm trên tường”

BS Trần Ngọc Minh (BV Đa khoa Bưu điện) hiện là giọng ca trẻ "đang lên" của chương trình. Nhưng cũng chính BS Minh từng suýt bị loại khi lần đầu tiên ban tổ chức kiểm tra chất giọng thấy không ổn. "Là BS phẫu thuật nên thường trực đêm. Để được chấp nhận đứng trên sân khấu này, tôi phải tranh thủ thời gian tập riêng tại nhà anh Quốc Khánh với ban nhạc, rất vất vả. Nhưng cứ nghĩ đến BN cần suất cơm là mình sẵn sàng", BS Minh cho hay.

Chương trình DCTT đều đặn diễn ra 4 tuần một lần. Đã có rất nhiều BS đến hẹn lại cởi áo blouse hoặc cất dao mổ… để cầm micro. Trong số đó có những BS nổi tiếng. "Tôi không thể ngờ được rằng có một ngày PGS-TS-BS Lê Hành, Chủ tịch Hội Phẫu thuật thẩm mỹ TP.HCM, lại đứng trên sân khấu DCTT hát để xin cơm cho BN nghèo", BS Võ Xuân Sơn, chủ nhiệm chương trình DCTT, chia sẻ.

Nhưng khi tôi hỏi BS Lê Hành, một người không chỉ vang danh trong ngành y mà còn nổi tiếng bởi giọng ca như ca sĩ chuyên nghiệp, vì sao tham gia chương trình, ông lại khiêm tốn: "Tôi rất vui, rất "oai" khi được hát cho chương trình DCTT". Theo ông, chương trình DCTT là một hoạt động từ thiện rất đẹp nhằm mục đích rất thực tế, đó là tặng cho BN phần cơm để sống qua ngày trong lúc chữa bệnh. "Một công việc có vẻ đơn giản nhưng thực ra rất phức tạp và đòi hỏi tài năng, công sức, trí tuệ, hảo tâm, kiên trì, đoàn kết, thương yêu và lòng dâng hiến vô vụ lợi của rất nhiều người", BS Lê Hành nói thêm.

"Tâm sự" của… dĩa cơm trên tường

DCTT bắt đầu hoạt động từ ngày 1.4.2015. "Hôm ấy là ngày nói dối. Nhưng chúng tôi, những nhân viên của Phòng khám quốc tế EXSON, không ai lo chuyện nói dối, mà tập trung vào một việc khác, đó là mở điểm DCTT lần đầu tiên", TS-BS Võ Xuân Sơn bồi hồi kể.

Đến nay, chương trình đã cung cấp 338.946 dĩa cơm cho BN nghèo tại 13 cơ sở y tế trong thành phố. "Suốt hơn 2.800 ngày qua, chương trình chưa nghỉ một ngày nào, dù là ngày cuối tuần, ngày lễ, tết, dù gió mưa hay dịch bệnh", doanh nhân Lâm Minh Chánh, Phó chủ nhiệm chương trình DCTT, cho biết. Một phần không nhỏ trong số hàng trăm ngàn dĩa cơm đó là thành quả đóng góp tự nguyện và thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ và nhiều người làm các công việc khác nhau thông qua chương trình âm nhạc đặc biệt này.

Diện áo tứ thân, bác sĩ Yến Thủy hát tại chương trình “Dĩa cơm trên tường”

Diện áo tứ thân, bác sĩ Yến Thủy hát tại chương trình “Dĩa cơm trên tường”

Đối với người nghèo, nhất là BN nghèo, DCTT đã "biết nói" nhiều điều. Tại BV Nguyễn Tri Phương, tôi gặp những BN được tặng phiếu ăn trích từ quỹ DCTT. "Tui đi làm mướn nên nghèo khổ quá. Vào BV được phát phiếu ăn miễn phí, cơm lại ngon hơn ở nhà. Tui cảm ơn nhiều lắm", BN Phạm Ngọc Rà tâm sự. Còn BN Trần Thị Hoàng Anh trải lòng: "Tui bán bún riêu bình dân, đâu có lời bao nhiêu. Bị xe đụng, tui vào đây chữa trị và rất bất ngờ khi được phát phiếu ăn đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày mà không tốn tiền".

Ít ai biết dĩa cơm được nhận của ai, và càng không biết những "dĩa cơm biết hát" đã để lại những câu chuyện thật cảm động. BS Võ Xuân Sơn nhớ lại: trong lịch sử chương trình ca nhạc "kiếm cơm" cho BN, đêm nhạc lần thứ 46, mưa trên toàn thành phố, kéo dài từ 18 - 23 giờ. Một số ca sĩ không thể đến được do nước ngập nặng, không có xe đi hoặc xe chết máy.

Theo chương trình, vợ chồng BS Quốc Toàn và dược sĩ Như Thụy song ca một bài. Trước đêm diễn một ngày, BS Quốc Toàn và vợ bị cảm, mất tiếng, không hát được. Nhưng khi vừa dứt cơn sốt, xem trên Facebook thấy mưa, vắng khách, hai vợ chồng BS Toàn quyết định đội mưa đến hát ủng hộ đêm nhạc. BS Võ Xuân Sơn cho biết: "Còn rất nhiều câu chuyện gian nan khi thực hiện chương trình DCTT nói chung và chương trình ca nhạc "xin cơm" cho BN nói riêng, làm sao nói hết".

PGS-TS-BS Lê Hành nhận xét: "Nhìn lại quá khứ mới thấy rằng anh em trong chương trình DCTT đã làm được một việc quá sức tưởng tượng. Một việc làm thực sự vô vụ lợi, chỉ có hy sinh, chỉ có cống hiến mà kéo dài, duy trì được như thế. Không biết tôi có nói quá không, nhưng việc làm đó thật là phi thường".

(còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.