Đi qua mùa thương khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều muộn, trời đất sắp bước vào giấc tối. Ngày vừa qua!

Hè đã sang thu, thành phố đang gượng mình trở dậy sau cơn đau dài. Trên các trang mạng xã hội, những dòng trạng thái ít nhiều u uất đang dần nhường chỗ cho gam màu tươi sáng hơn. Nhiều bạn bè, người quen cập nhật mình vừa vượt qua cuộc chiến với Covid-19, dần hồi phục sức khỏe.

Hôm trước, chú bảo vệ cao tuổi ở cơ quan tôi cũng đã xuất viện về nhà. Mọi người đều mừng và gửi lời chúc mừng đến gia đình chú. Chú là người hay chúc tôi ngày làm việc tốt lành vào mỗi buổi sáng. Bất kể chiều, trưa hay tối, hễ vô tình thấy mặt là hai chú cháu lại chào nhau. Tôi hay nán lại hỏi thăm chú, nhiều khi chỉ là những câu chuyện chẳng đầu cuối mà hai chú cháu cũng cười tươi rói. Tôi thích chú lúc nào cũng gọi tôi đầy đủ cả tên đệm, nghe trọn vẹn và lịch thiệp; phải chăng vì chú cũng có cô con gái có tên đệm là mùa xuân, cũng là đồng nghiệp với tôi. Tôi không rõ và cũng không hỏi nhưng thấy cảm kích từ điều bé nhỏ tinh tế ấy. Tôi đã mong chú bình an trở về từ cơn nguy kịch, thật mừng là chú làm được rồi!

Nhưng không phải ai cũng có được niềm hạnh phúc đoàn viên. Chị phó chủ tịch phường nơi tôi ở đã vĩnh viễn không còn được gặp lại người mẹ hiền yêu dấu. Bà cụ rất phúc hậu và còn nhanh nhẹn, minh mẫn lắm. Ngày nhập viện, cụ vẫn một mình ra xe, không phiền ai dìu đỡ, nào ngờ... đó là lần cuối cùng cháu con được nhìn thấy hình hài bà. Covid-19 có thể cướp đi sinh mạng con người nhanh như thể thổi tắt một ánh nến. Thương chị vô cùng, giữa thời khắc đau thương của cuộc đời, chị vẫn lo toan cho bà con những việc an sinh xã hội và bảo đảm nghiêm túc công tác phòng chống dịch trong địa phương mình đâu vô đó, nén nước mắt đến đêm mới vỡ òa qua điện thoại với những người thân thiết nhất...

 

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG


Có quá nhiều nỗi mất mát và đau buồn đã phủ xuống thành phố thường ngày sôi động, rực rỡ đèn màu này. Và cũng có thật nhiều tình thương, lòng dũng cảm cùng sự nhẫn nại của biết bao con người đã rực sáng trong giai đoạn khốc liệt nhất.

Dù chẳng biết nhân loại mai sau thế nào nhưng có lẽ lúc này, ai nấy đều mong nhất là được sống từng ngày trọn vẹn và bình an. Đến lúc nhìn lại, tài sản lớn nhất của con người thật ra chính là những khoảnh khắc. Đủ cung bậc cảm xúc. Đủ mộng mơ và thực tế. Đủ tủi thân lẫn hy vọng. Đủ chán chường và hân hoan. Trên tất cả, kho báu riêng đời mỗi người chính là niềm khát sống và tận cùng yêu.

Mong ai có lúc "trắng tay" vẫn làm lại được từ đầu. Mong những người đã ra đi được tới nơi an lành. Mong những người ở lại có thể tiếp tục bước đi trong sự vỗ về yên ổn. Dù buồn hay vui, mỗi ngày của bất kỳ ai trong thành phố suốt mấy tháng qua đã trở thành một phần của "cơn mộng" mùa hè sang thu lạ lùng bậc nhất, bi tráng bậc nhất.

Từng giây còn hiện diện hơi thở và nhịp đập trái tim đã là món quà vô giá, để thấm thía đến vô cùng rằng: Cuộc đời này thật ra ngắn ngủi lắm để mãi sợ hãi, lần lữa và nhạt nhòa!

Đi qua mùa thương khó, để lòng trắc ẩn càng mở ra mênh mông, để càng nâng niu, quý trọng sinh mệnh muôn loài. Đi qua mùa thương khó, để học thêm về lòng bao dung và niềm tin vào điều thiện lành. Đi qua mùa thương khó, giờ là lúc cúi xuống cảm ơn chính mình và cảm ơn mọi người: Chúng ta lại tiếp tục hành trình cuộc sống. Xin chúc nhau vững vàng hôm nay và về sau, dẫu bao mùa thương khó nữa sẽ đến với nhân gian!

Theo XUÂN HUY (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null