Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), để quản lý bảo vệ rừng Tây Nguyên hiệu quả, cần ổn định tình trạng dân di cư tự do, xác định rõ trách nhiệm của chủ rừng, đơn vị quản lý các cấp; rà soát, điều chỉnh các loại rừng để có giải pháp bảo vệ phát triển rừng…
(GLO)- Hơn 11 năm chuyển đến xã Chư Key (huyện Kông Chro, Gia Lai), cuộc sống của 43 hộ dân người Dao quê ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Quảng Ninh nay đã cơ bản ổn định. Thời khắc này, đồng bào Dao nơi đây cũng đang cùng nhau đón Tết cổ truyền dân tộc Canh Tý với niềm hân hoan lan tỏa và mong ước về một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc trong tân niên.
Mặc dù là đối tượng di dân theo chính sách của nhà nước, thế nhưng nơi ở cũ không đủ nuôi sống họ nên nhiều hộ dân tiếp tục “nhảy dù“ vào sâu trong rừng. Ước mơ duy nhất đối với cả ngàn người dân này là được trở thành một công dân đúng nghĩa.
Dân di cư tự do ồ ạt đổ lên Tây Nguyên lập thành các điểm dân cư tự phát, phần lớn sinh sống trong rừng sâu, cách biệt với bên ngoài. Mặc dù đã được các cấp chính quyền quan tâm, giúp đỡ nhưng cuộc sống của phần đông người dân di cư tự do ở Tây Nguyên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn; kéo theo đó là nhiều hệ lụy...
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, tổng diện tích tự nhiên hơn 54.600km2 với trên 6 triệu dân. Vùng trọng điểm các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều... này đang chịu áp lực nặng nề nhất cả nước về tình trạng di dân tự do...
Vì kế sinh nhai, nhiều người dân di cư tự do lấn chiếm đất rừng canh tác, thậm chí hỗn chiến tranh giành đất với người dân địa phương, doanh nghiệp được giao đất
Để ổn định dân di cư tự do tại các tỉnh Tây Nguyên, Bộ NNPTNT cho rằng cần ưu tiên đất sản xuất cho người dân thay vì ưu tiên cho doanh nghiệp. Từ nay đến năm 2020 sẽ dành khoảng gần 17.000ha đất có nguồn gốc từ các nông lâm trường giao trả về địa phương để giải quyết cho người dân.
Bắt đầu từ năm 1976, khi đất nước thống nhất, đến nay đã 41 năm, nhưng câu chuyện về di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc vào khu vực Tây Nguyên đến hiện giờ vẫn chưa một ngày nguôi nóng. Và bây giờ thì còn có cả những “cuộc chiến“ hàng ngày giữa lực lượng bảo vệ rừng và người dân, kéo theo là những hệ lụy buồn đau…
(GLO)- Đức Cơ là một huyện biên giới có 11 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 50%. Đây là nơi tập trung nhiều dân di cư tự do, đặc biệt là người dân từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến lập nghiệp. Để hạn chế tình trạng di dân di cư tự do, huyện Đức Cơ đã thực hiện nhiều biện pháp có hiệu quả.