Đi chợ làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng thức giấc, hơi giá len vào sớm mai ùa về khiến tôi muốn cuộn mình thêm chút nữa vào chiếc chăn ấm. Nhưng dự định từ hôm trước khiến tôi lại vùng dậy, khoác thêm chiếc áo len mỏng bước ra cửa. Sương sà trước mặt, giăng đầy ngõ, phủ lên những tán cây, vạt cỏ, mái nhà. Một chút lạnh khẽ ve vuốt bờ vai. Tiếng người đi chợ chào nhau rộn ràng. Ngỡ như lâu lắm mới có dịp gặp vậy. Xóa tan đi cái không gian tĩnh mịch của ngôi làng nhỏ buổi sớm.
Chợ làng cách nhà tôi khoảng 200 m. Chợ nhỏ, họp đông nhất từ 5 giờ 30 phút đến 9 giờ. Mọi người đi chợ mua thức ăn cho cả ngày rồi tất tả lên rẫy hay đi làm. Vậy nên những hàng rau, hàng cá, hàng thịt… luôn tay bận rộn, sau đó nhẩn nha đến quá trưa thì dọn hàng về. Tôi thích đi chợ vào các ngày nghỉ, vì chỉ những ngày này tôi mới có thời gian để bước chậm hơn một chút, vừa đi vừa quan sát, vừa í ới vài ba câu chuyện với người quen.
 Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Đầu tiên, tôi đi ngay vào khu vực bà con người Jrai ngồi bán, sà vào các gùi chứa đầy những ngọn bí đỏ xanh non, lá còn tươi nguyên với lớp lông tơ mềm mịn. Chắc chắn đó là ngọn bí giống thuần của người bản địa, cọng mềm, vị ngọt đậm đà. Các bó rau dớn vừa được hái ven suối từ chiều tối hôm trước, đầu ngọn cuộn lại xoăn tít, rồi bí xanh, bí đỏ, mướp đủ loại được bày trên các tấm bao tải vừa trải ra mặt đất. Bắp hạt tím, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, gạo mới được đóng vào từng túi nhỏ từ 1 đến 2 kg. Củ khoai, củ sắn còn dính đầy đất đỏ. Những xâu măng le ngon mắt. Hay những chú cua đồng bò lạo xạo trong bì bóng, những con ếch đồng bị  buộc hai chân sau cố trườn mình ra khỏi cái thau nhỏ. Những con lươn vàng ươm ngọ nguậy trong cái can nhựa đã cắt miệng vừa đủ chỗ cho một bàn tay thò vào, những con cá lóc chốc chốc bật nảy mình muốn nhảy ra khỏi cái xô nhựa. Lũ tép đồng búng tanh tách, bụng chứa đầy trứng. Mấy mẹ gà mái, anh gà trống nằm im trong bao lâu lâu nghe tiếng động lại kêu toáng lên. Chỉ nhìn ngắm thôi cũng đã khiến tôi thích mê và tưởng tượng ra bao món dân dã hao cơm.
Về đến nhà, con gái tôi chạy ào ngay ra tận ngõ, tranh xách làn. Nó rối rít hỏi: “Mẹ mua gì mà nhiều thế? Hôm nay cuối tuần mẹ liên hoan à? Con xếp đồ cho mẹ nhé!”. Tôi khẽ mỉm cười, thừa biết con bé lém lỉnh này không dám vòi quà nên xin xếp đồ để kiểm tra đây mà. Rồi nó sẽ lật từng món lên và hỏi: “Món này mẹ làm gì? Món này cho con à?”. Chờ tôi gật đầu là nó cười tít mắt vui sướng. Nhìn con, tôi lại nhớ ngày bé mình cũng từng chờ mẹ đi chợ về. Đồng quà tấm bánh ngày ấy chỉ vài cái kẹo bột mà vui lắm. Ngóng mẹ từ cổng, khoảnh khắc thấy mẹ từ xa như vỡ òa niềm vui, tôi reo lên sung sướng. Đó là khoảnh khắc ngọt ngào nhất. Nhìn con, tôi chợt nhận ra những thức mẹ mua chẳng quan trọng. Chỉ cần đó là của mẹ mua về thì mỗi đứa trẻ đều hạnh phúc. Bởi trong suy nghĩ của đứa trẻ, đó là tình yêu của mẹ nên nó tự hào và hãnh diện lắm.
Giờ có cách mua đồ mà không phải ra chợ. Chỉ một cuộc điện thoại sẽ có shipper giao hàng đến tận nhà. Nhưng cái thú đi chợ, được tận mắt nhìn ngắm, tận tay sờ vào từng mớ rau, con cá, con tép, miếng thịt… khiến tôi thích thú vô cùng. Đi chợ tôi bắt gặp những phụ nữ chịu thương chịu khó, tần tảo, lại thấy thương những đôi vai gồng gánh bán buôn, nâng niu chăm lo mỗi bữa cơm của gia đình. Bắt gặp bà cụ nhỏ nhắn, lưng còng tóc bạc thi thoảng lại gánh muối thô, đong muối bằng cái lon sữa bò cũ. Lần nào gặp tôi cũng mua cho bà vài lon muối dù ở nhà vẫn còn. Chỉ mong đôi quang gánh bà nhẹ đi đôi chút.
Đi chợ không chỉ là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày mà còn là dịp để tôi quan sát cuộc sống. Đi chợ để tôi có thêm nhiều hơn những nụ cười trong niềm vui sum vầy...
TRẦN HỒNG VÂN

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.