Dẹp dự án "ma" của Alibaba, cách nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện nay, các dự án “ma” của Tập đoàn địa ốc Alibaba đang tung hoành và ngang nhiên rao bán đất nền ở nhiều tỉnh Đông Nam Bộ. 
Theo thống kê của cơ quan chức năng thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là trong 113 trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, xây dựng công trình khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, thì có tới 58 trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính do sai phạm về sử dụng đất đai và xây dựng. Đến thời điểm này, vẫn còn 32 trường hợp chưa thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, trả lại hiện trạng đất trước khi vi phạm.
Ông Ngụy Như Sơn, Chủ tịch UBND xã Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ cho biết, khi phát hiện các chủ đất đưa xe cơ giới vào làm hạ tầng trên đất nông nghiệp, địa phương chỉ có thể buộc dừng thi công và yêu cầu chủ đất đưa xe ra khỏi khu đất.
 
Một khu đất tại xã Tóc Tiên, Thị xã Phú Mỹ do cá nhân đứng tên mà Alibaba phân phối đất nền.
Còn xử phạt hành chính thì mức phạt chỉ được áp dụng từ 1– 3 triệu đồng/lần. Mức phạt ấy chẳng bõ bèn và không đủ sức răn đe nên nhiều lần các chủ đất vẫn tái diễn vi phạm. Một số chủ đất lại lợi dụng ngày nghỉ vào thứ bảy, chủ nhật mới làm hạ tầng nên lực lượng địa phương không giám sát hết được.
Ông Sơn kiến nghị: "Cần tăng mức phạt để các đơn vị vi phạm chấp hành tốt hơn. Đề nghị văn phòng đăng ký đất đai phải có sự phối hợp với chính quyền địa phương, đối với các điều kiện tách thửa nếu đúng nhu cầu cho gia đình thì mình giải quyết, những trường hợp có tính thương mại hay đầu cơ bất động sản, rao bán các dự án "Ma" thì nên cùng với địa phương giải quyết".
Tại xã Sông Xoài, thị xã Phú Mỹ, ông Nguyễn Văn Bút, Chủ tịch UBND xã cho biết, trên địa bàn có 2 khu đất do cá nhân đứng tên liên quan đến Alibaba đã xây dựng đường giao thông, có dấu hiệu của việc phân lô tách thửa. Khi phát hiện, xã đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ 2 khu đất trên vì xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp. Đồng thời, đang củng cố hồ sơ để tháo dỡ các công trình này.
Ông Nguyễn Văn Bút cũng thừa nhận, để xảy ra tình trạng này, địa phương có một phần trách nhiệm: “Hai khu vực này chúng tôi đã có nhiều biên bản làm việc với chủ đất, chúng tôi không buông lỏng quản lý. Do họ cứ làm lén mà cán bộ không thường xuyên ở địa phương. Hai cán bộ địa chính, xây dựng làm xong 8 tiếng/ngày thì về nhà nên rất hạn chế. Người ta có vi phạm nhưng cũng có trách nhiệm quản lý của mình, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm trong quản lý về sau”.
Trao đổi với phóng viên VOV, ông Nguyễn Văn Thắm, Chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ thừa nhận, tại đây hiện đang là điểm nóng về tình trạng phân lô bán nền trái phép. Do chính quyền cơ sở quản lý chưa chặt chẽ nên nhiều dự án “ma” cứ mọc lên, trong đó Tập đoàn địa ốc Alibaba làm nhà phân phối. Bởi vậy, tới đây thị xã Phú Mỹ sẽ xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương nơi để xảy ra sai phạm.
Ông Thăm chia sẻ: “Sau khi khắc phục lại hiện trạng ban đầu của các hộ cá nhân có hiện tượng buôn bán đất trái pháp luật, chủ trương của thị xã Phú Mỹ sẽ xem xét trách nhiệm của từng cá nhân, người đứng đầu của các địa phương. Tùy theo tính chất, mức độ của các địa phương mà xử lý trách nhiệm”.
Căn cứ theo các quy định của pháp luật, khi tổ chức, cá nhân  lập dự án trái phép mà địa phương phát hiện ra thì phải ngay lập tức lập biên bản ngăn chặn. Còn nếu để dự án hình thành rồi, có người mua, bán  sản phẩm bất động sản rồi thì phải xử lý dứt điểm. Luật sư Nguyễn Hải Đức, Đoàn luật sư tỉnh BR-VT cho rằng: từ những vụ việc này, chính quyền địa phương không chỉ rút kinh nghiệm mà cần phải được xử lý nghiêm khắc.
"Chính quyền địa phương không làm hết trách nhiệm của mình thì anh phải bị xử lý, tùy theo mức độ vi phạm xử lý theo luật công chức. Còn nếu trường hợp chính quyền địa phương để người ta làm quá hoặc có nhận tiền của người ta mà cơ quan cảnh sát điều tra mà chứng minh được anh có vụ lợi thì coi như xử lý cả hình sự" - luật sư Đức cho biết.
Những sai phạm về việc phân lô, bán đất nền đất ảo, không có thực của Tập đoàn địa ốc Alibaba đã rõ và cần được xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng phân lô, bán đất nền trên đất nông nghiệp kéo dài với hàng loạt dự án “ma” mà Alibaba vẽ ra tại các địa phương thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về chính quyền sở tại. Để dẹp được các dự án “ma” của Alibaba, điều cần làm là phải xử lý đồng thời đối với các cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy công quyền, cũng như các tổ chức, cá nhân và chủ đất cố tình vi phạm
Nhóm PV (VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.