Đèo Tô Na lại sạt lở do mưa lớn, ô tô không thể lưu thông qua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cơn mưa lớn kéo dài vào chiều 16-10 đã gây sạt lở nghiêm trọng tại đèo Tô Na và một số điểm khác trên tuyến quốc lộ 25, ảnh hưởng đến việc lưu thông và tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân đi qua. 
 

Tại đoạn qua địa bàn xã Ia Sao và Ia Rtô, thị xã Ayun Pa cũng đang bị sạt lở, nước chảy siết, các phương tiện không thể lưu thông được.Ảnh: Quang Tấn
Đoạn quốc lộ 25 qua địa bàn xã Ia Sao và Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) cũng đang bị sạt lở khiến các phương tiện không thể lưu thông được. Ảnh: Quang Tấn


Theo đó, trên đèo Tô Na hiện có 2 điểm sạt lở nặng với nhiều tảng đá lớn từ trên cao rớt xuống, tràn ra đường, làm ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Hiện chỉ có xe 2 bánh mới lưu thông được qua tuyến đèo này.

Sáng 17-10, Sở Giao thông-Vận tải đã cử lực lượng tiến hành khắc phục vị trí sạt lở trên đèo Tô Na. Tuy nhiên, trên quốc lộ 25 đoạn qua địa bàn xã Ia Sao và Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) cũng đang bị sạt lở nặng, nước chảy siết nên các phương tiện không thể lưu thông. Cơ quan chức năng đang xử lý để có thể cho phương tiện di chuyển đến điểm sạt lở đèo Tô Na tiến hành khắc phục.

Rất nhiều tản đất đá lớn rơi từ trên cxao xuống tràn ra đường gây ù tắc giao thông. Ảnh: Quang Tấn
Rất nhiều tảng đá lớn rớt xuống tràn ra đường gây ách tắc giao thông trên đèo Tô Na. Ảnh: Quang Tấn


Được biết, năm 2019, Sở Giao thông-Vận tải đã đầu tư hơn 10,56 tỷ đồng để sửa chữa, kiên cố hóa mái ta luy chống sạt lở đèo Tô Na đoạn Km 110-Km 111. Quy mô dự án là đào bạt mái ta luy dương, làm tường chắn ta luy bằng rọ đá; bổ sung hệ thống rãnh dọc, rãnh đỉnh, rãnh bậc thềm; sửa chữa các hư hỏng nền, mặt đường, thảm bảo trì bê tông nhựa toàn bộ mặt đường cũ đoạn từ Km 111 đến Km 111+474.

QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.