Đến thăm làng cổ của người Tày

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Những ngôi nhà sàn cổ, những phong tục tập quán độc đáo, những nghề truyền thống được gìn giữ… là “kho báu” của đồng bào dân tộc Tày ở thôn Đống Đa 1, xã Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Đây là một trong những ngôi làng của người Tày ở Tuyên Quang còn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Tày xưa.

 

“Làng cổ” của người Tày ở thông Đống Đa 1.
“Làng cổ” của người Tày ở thông Đống Đa 1.

Vượt qua hơn 100 km đường dốc, núi và thêm gần 2 giờ đồng hồ đi thuyền trên lòng Hồ thủy điện Na Hang, chúng tôi mới đến được xã Thượng Nông, nơi có ngôi làng cổ của người Tày ở Tuyên Quang.

Ông Nguyễn Vi Lâm-Trưởng thôn Đống Đa 1, xã Thượng Nông cho biết: Điểm nổi bật nhất ở thôn Đống Đa 1 là những ngôi nhà sàn cổ với tuổi đời gần trăm năm... Cũng như những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày ở Tuyên Quang, nhà sàn của người Tày thôn Đống Đa 1 được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng là 5 gian 4 mái hoặc 3 gian 4 mái… tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình.

 Nhà được làm bằng gỗ, sàn nhà làm bằng các loại mai, vầu được đập dập, chẻ nhỏ lát theo chiều ngang nhà hoặc cũng có thể lát bằng gỗ với những gia đình có điều kiện. Tuy nhiên, thay vì lợp mái cọ như nhà sàn của người Tày ở nơi khác, nhà sàn của người Tày trong thôn lợp mái ngói, được gọi là ngói máng. Đây là loại ngói người dân trong thôn tự làm bằng đất đỏ.

Ông Nguyễn Vi Lâm cũng cho biết thêm, thôn Đống Đa 1 có 65 hộ dân, 100% là người Tày. Ngoài những ngôi nhà sàn cổ, người dân trong thôn còn gìn giữ được những nghề truyền thống như nấu rượu ngô men lá, trồng bông, dệt vải, nhuộm sợi… Hầu hết các gia đình trong thôn đều tự nấu rượu ngô men lá để sử dụng vào dịp lễ, tết, phục vụ cho những công việc trọng đại của gia đình. Phụ nữ trong thôn đều biết dệt vải, làm cốm, làm các loại bánh truyền thống: bánh trưng, bánh giầy, bánh gai…

Gia đình chị Nguyễn Thị Niềm là một trong những hộ còn giữ nghề dệt vải ở thôn Đống Đa 1. Vừa dệt vải chị Niềm vừa chia sẻ: Cũng như những cô gái trong thôn, 17 tuổi chị Niềm đã được mẹ dạy cách dệt vải để làm vỏ chăn, làm màn, may váy áo… Bởi theo phong tục ngày xưa trước khi về nhà chồng, các cô gái sẽ tự dệt vải, may bộ váy áo đẹp nhất để mặc trong ngày trọng đại của đời mình.

 

Chị Nguyễn Thị Niềm vẫn lưu giữ nghề dệt vải truyền thống của dân tộc Tày.
Chị Nguyễn Thị Niềm vẫn lưu giữ nghề dệt vải truyền thống của dân tộc Tày.

Mặc dù hiện nay,  việc dệt vải không còn phổ biến như trước nhưng không muốn nghề truyền thống của dân tộc bị mai một nên chị vẫn tiếp tục trồng bông, dệt vải để giữ nghề. Ngoài ra, chị còn cùng với Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ của thôn vận động các chị em trong thôn cùng khôi phục lại nghề dệt vải. Sau những vụ mùa bận rộn, mọi người sẽ dệt vải vào những lúc rảnh rỗi để nghề dệt không bị mai một.

Bên cạnh việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, đồng bào dân tộc Tày ở Đống Đa 1 cũng hủy bỏ những hủ tục lạc hậu, tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống. ông Nguyễn Vi Lâm cho biết: Nếu như trước đây, nhà nào trong thôn có người mất thì sẽ phải làm ma 3 ngày 3 đêm, phải mổ trâu, mổ bò để đãi khách, thì hiện nay, rút xuống chỉ còn 2 ngày 1 đêm là đem đi chôn cất và chỉ mổ lợn thôi, không tốn kém như xưa. Phong tục cưới hỏi cũng vậy, thay vì thách cưới 100kg thịt lợn, 100kg gạo, 100kg rượu như trước, hiện nay mỗi thứ rút xuống chỉ còn 30kg, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho người dân.

Người dân thôn Đống Đa 1 chủ yếu trồng rừng, trồng chè và chăn nuôi trâu, bò. Hiện nay, nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước về giống cây trồng, phân bón, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè shan tuyết… nên nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, đời sống từng bước được nâng lên, hộ nghèo giảm còn 25 hộ. Hiện, 100% đường nội thôn đã được bê tông hóa, 500m kênh mương nội đồng được bê tông hóa. Thôn có tuyến đường điện thắp sáng đường quê nên buổi tối cả thôn đều sáng điện, đi lại của người dân rất thuận tiện…

Ông Nguyễn Ngọc Báo-Bí thư Đảng ủy xã Thượng Nông cho biết: Xã Thượng Nông có 12 thôn, trong đó có 9 thôn có đồng bào người Tày sinh sống. Mặc dù, nhiều thôn vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của người Tày, nhưng chỉ có duy nhất thôn Đống Đa 1 là giữ được trọn vẹn những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Tày và được gọi là làng cổ của người Tày. Với 70% người dân trên địa bàn là người Tày, ngôi làng cổ này có giá trị văn hóa rất lớn đối với xã Thượng Nông. Thôn là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc nhất của người Tày trước nguy cơ bị mai một.

Trong những năm qua, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa, xã Thượng Nông đã thành lập Câu lạc bộ hát Then, cọi của xã để gìn giữ làn điệu then, cọi truyền thống của đồng bào dân tộc Tày.

Thành viên trong Câu lạc bộ là những người biết hát Then, cọi ở các thôn trên địa bàn xã.  Xã cũng tích cực vận động người dân tập trung phát triển kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi để từng bước ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững…

Vũ Quang Đán/baotintuc

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.