Đêm thơ Nguyên tiêu: Ngọt ngào, sâu lắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Được Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) vào đêm 18-2 (14 tháng Giêng), đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Hướng về biên cương Tổ quốc” đã để lại cảm xúc ngọt ngào, sâu lắng trong lòng người yêu thơ.
Đêm thơ nhạc kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam được mở màn bằng bài thơ “Nguyên tiêu” (Chủ tịch Hồ Chí Minh) qua giọng ngâm mượt mà, truyền cảm của nghệ sĩ Phan Lan Hương. Tiếp đó, chương trình giới thiệu đến khán giả các bài thơ, ca khúc do các nghệ sĩ trong tỉnh sáng tác. Đêm thơ năm nay có sự tham gia của nhiều nhà thơ, nghệ sĩ, nhạc sĩ quen thuộc như: Lê Xuân Hoan, Thu Loan, Hoàng Thanh Hương, Phan Lan Hương, Ngô Thanh Vân, Lê Vi Thủy, Phạm Đức Long, Nguyễn Tiến Lập, Lữ Hồng… Nghệ sĩ Phan Lan Hương chia sẻ: Trong đêm thơ này, cùng với diễn ngâm bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác, tôi còn trình bày một số tiết mục khác, trong đó có bài “Gửi anh ở Trường Sa” do tôi sáng tác. Đây là lần đầu tiên tôi viết thơ về Trường Sa sau khi biết đến những câu chuyện tình yêu, cảm nhận được sự xa cách, nỗi niềm mong mỏi của người lính và những người thân yêu của họ. Tôi cũng mong mình có cơ hội được một lần ghé thăm Trường Sa.
 Ban tổ chức tặng hoa cho các nghệ sĩ tham gia đêm thơ Nguyên tiêu. Ảnh: P.L
Ban tổ chức tặng hoa cho các nghệ sĩ tham gia đêm thơ Nguyên tiêu. Ảnh: P.L
Bên cạnh chủ đề chính là biên cương Tổ quốc, các tác giả cũng giới thiệu nhiều bài thơ, ca khúc viết về Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm lứa đôi, đem đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Các ca khúc “Lính Trường Sa”, “Đêm mơ Hà Nội” (nhạc sĩ Lê Xuân Hoan), “Mùa xuân nho nhỏ” (thơ Thanh Hải, nhạc Trần Hoàn), “Bóng cây kơ nia” (thơ Ngọc Anh, nhạc Phan Huỳnh Điểu)… được những giọng ca của Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San thể hiện đã khiến chương trình thêm cuốn hút.
Lữ Hồng là cái tên thường xuyên được nhắc đến thời gian gần đây không chỉ bởi là một cô giáo trẻ đầy nghị lực, nhiệt huyết mà còn bởi những dòng thơ chảy tràn sức sống, tình yêu. Tự tin thể hiện những câu thơ trong bài “Tôi chờ cho mắt em xanh” bằng giọng đọc trong trẻo, ngọt ngào, Lữ Hồng đã khiến khán giả không ngớt những tràng vỗ tay: “Tôi chờ cho mắt em xanh/Cho mùa xuân gửi gió lành vào mây/Đong cho nắng ấm thêm đầy/Cho môi em ngọt vị say say tình…”. Chia sẻ cùng khán giả, tác giả Lữ Hồng nói: “Qua bài thơ này, tôi mong mọi người hãy dành cho nhau những ánh mắt, những lời nói ngọt ngào, trao nhau tình cảm chân thật nhất để cuộc đời thêm xanh, thêm tươi đẹp”. Những câu thơ đi vào lòng người ấy của Lữ Hồng đã để lại ấn tượng đặc biệt với ông Tô Đình Đông (phường Tây Sơn, TP. Pleiku). Ngồi theo dõi chương trình từ lúc mới bắt đầu, ông Đông bày tỏ: “Tôi đặc biệt ấn tượng với cô gái nhỏ nhắn, có giọng đọc thơ ấm, trong. Bài thơ của cô ấy cũng khá hay, tình cảm, sâu lắng”.
Mặc dù lượng khán giả đến với đêm thơ chưa đông đảo như mong đợi, nhưng việc họ nán lại thưởng thức những bài thơ hay đã trở thành nguồn động viên tinh thần to lớn đối với các nghệ sĩ. Cùng các thành viên gia đình chăm chú theo dõi đêm thơ nhạc, chị Lục Thị Thu Thủy (phường Thống Nhất, TP. Pleiku) cho hay: “Đây là lần đầu tiên tôi biết đến đêm thơ Nguyên tiêu nên cảm thấy khá thú vị. Hy vọng những chương trình như thế này sẽ được tổ chức nhiều hơn nữa để tác giả và bạn đọc có cơ hội đến gần nhau hơn”.
Sau đêm thơ Nguyên tiêu tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, tối qua (19-2, đúng Rằm tháng Giêng), Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai đã tổ chức đêm thơ tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh với sự tham gia của cán bộ, giáo viên và gần 400 học sinh. Ông Võ Thành Nguyên-Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Đây là năm thứ 2 Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai phối hợp tổ chức Đêm thơ Nguyên tiêu tại nhà trường. Đêm thơ-nhạc là cơ hội cho cán bộ, giáo viên, học sinh được giao lưu trực tiếp, được tìm hiểu các tác phẩm do đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà sáng tác. Với chủ đề “Hướng về biên cương Tổ quốc”, hoạt động ý nghĩa này góp phần giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, hình ảnh người lính cho các em học sinh, qua đó khơi dậy, đánh thức năng lực, năng khiếu cá nhân của các em học sinh”. 
Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.