Đề xuất mới về sân bay Buôn Ma Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cục Hàng không Việt Nam vừa trình dự thảo quy hoạch Cảng hàng không Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk lên Bộ Xây dựng, theo đó đến năm 2030 cảng này có công suất 5 triệu hành khách/năm và 19 vị trí đỗ máy bay.

Theo dự thảo của Cục Hàng không Việt Nam (HKVN), Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là sân bay nội địa lưỡng dụng, sử dụng chung cho hoạt động hàng không dân dụng và quân sự, có vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng Tây Nguyên với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Giai đoạn 2021-2030, cảng này được quy hoạch đạt cấp 4C theo mã tiêu chuẩn ICAO, có 19 vị trí đỗ máy bay, đủ năng lực khai thác các loại máy bay thân hẹp như Airbus A320, A321 và tương đương trở xuống.

Giai đoạn này, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột tiếp tục sử dụng nhà ga T1 hiện tại và cải tạo để đạt công suất khoảng 2 triệu hành khách/năm.

Ngoài ra, sẽ quy hoạch xây dựng nhà ga hành khách T2 với công suất khai thác khoảng 3 triệu khách/năm. Quy hoạch khu nhà ga hàng hóa kết hợp sân đỗ máy bay tại phía Tây nhà ga hành khách trên diện tích khoảng 13.100m², công suất 10.000 tấn hàng hóa/năm.

Đến năm 2030, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột có công suất 5 triệu hành khách/năm. Ảnh: BĐT.
Đến năm 2030, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột có công suất 5 triệu hành khách/năm. Ảnh: BĐT.

Quy hoạch giai đoạn này xác định rõ các hạng mục đầu tư gồm nâng cấp đường băng hiện hữu đạt kích thước 3.000m x 45m, bổ sung hệ thống đường lăn song song cách đường băng 172,5m về phía Nam và các đường lăn nối.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột sẽ được nâng cấp đón khoảng 7 triệu hành khách/năm, đạt 15.000 tấn hàng hóa/năm, có 27 vị trí đỗ máy bay.

Thời kỳ này, nhà ga hành khách T2 của cảng được định hướng mở rộng, nâng công suất lên 5 triệu khách/năm. Khu hàng hóa sẽ được đầu tư thêm để đạt công suất 15.000 tấn/năm.

Cảng sẽ quy hoạch đường cất hạ cánh số 2 dài 2.400m, rộng 45m, cách đường băng số 1 khoảng 275m về phía Bắc. Kèm theo đó là 4 đường lăn nối đồng bộ, sẽ được đầu tư khi có nhu cầu.

Cục HKVN cho biết, tổng diện tích đất quy hoạch sử dụng cho cả giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 của Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là hơn 518ha, bao gồm khu bay dùng chung hơn 267ha, khu hàng không dân dụng gần 140ha và khu an ninh, quốc phòng hơn 111ha.

Tổng diện tích đất quy hoạch sử dụng cho cả giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến 2050 của Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là hơn 518ha. Ảnh: Báo Đắk Lắk.
Tổng diện tích đất quy hoạch sử dụng cho cả giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến 2050 của Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là hơn 518ha. Ảnh: Báo Đắk Lắk.

Hiện tại, hồ sơ quy hoạch Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã được phối hợp cùng đơn vị tư vấn rà soát, hoàn thiện theo ý kiến các cơ quan, đơn vị và chỉ đạo của Bộ Xây dựng.

Cục HKVN kiến nghị Bộ Xây dựng sớm tổ chức thẩm định và phê duyệt, đồng thời đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cập nhật phương án quy hoạch cảng này vào các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông công cộng của địa phương.

Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là 1 trong 3 sân bay của toàn vùng Tây Nguyên, hiện là sân bay quân sự cấp 1 và sân bay dân sự quốc gia cấp 4C. Cảng này có một nhà ga hành khách, với công suất 1 triệu khách/năm, tiếp nhận được các loại máy bay code C như Airbus 320, Airbus 321, Boeing 737 và tương đương.

Vị trí của cảng nằm trên tuyến hàng không quan trọng nhất quốc gia, nối giữa Hà Nội với TPHCM và thuận lợi gắn kết về đường hàng không với các trung tâm du lịch lớn như Đà Nẵng, Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Nam và ngược lại. Tuy nhiên, thời gian qua, cảng này chứng kiến sự tăng trưởng rất nhanh, nhiều hạng mục công trình chính bị quá tải và lượng khai thác thực tế vượt xa so với dự báo trước đây.

Theo Lộc Liên (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null