Đề xuất quy hoạch sân bay Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

UBND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Chính phủ chấp thuận đưa sân bay Buôn Ma Thuột trở thành cảng hàng không quốc tế bằng vốn xã hội hóa.

Ngày 25.11, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đồng ý về nguyên tắc đưa Cảng hàng không Buôn Ma Thuột vào thực hiện xã hội hóa và đưa vào quy hoạch cảng hàng không này thành cảng hàng không quốc tế trong thời gian sớm nhất.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở thống nhất của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh sẽ khẩn trương triển khai xây dựng đề án gửi Bộ GTVT xem xét, trình Tổ công tác nghiên cứu xã hội hóa khai thác sân bay của Chính phủ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

 Cảng hàng không Buôn Ma Thuột dự kiến đón lượng hành khách lớn trong nhiều năm tới. Ảnh: Trung Chuyên
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột dự kiến đón lượng hành khách lớn trong nhiều năm tới. Ảnh: Trung Chuyên


Cảng hàng không Buôn Ma Thuột hiện có một nhà ga hành khách công suất phục vụ 2 triệu hành khách/năm. Năm 2019, cảng đón hơn 1 triệu khách và dự kiến năm 2022 phục vụ khoảng 1,4 triệu khách. Hiện Cảng hàng không Buôn Ma Thuột chưa có nhà ga hàng hóa trong khi năm 2019 sản lượng hàng hóa thông qua cảng lên tới 6.634 tấn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đến năm 2030, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột có thể đón khoảng 5 triệu hành khách/năm và đến năm 2050 là 7 triệu hành khách/năm, trong đó có một lượng lớn hành khách quốc tế. Do đó, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng Cảng hàng không Buôn Ma Thuột để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân là rất cấp thiết.

UBND tỉnh Đắk Lắk nhận định việc nâng cấp cảng hàng không nội địa thành cảng hàng không quốc tế sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện cho tỉnh Đắk Lắk phát triển và TP.Buôn Ma Thuột thực sự trở thành đô thị trung tâm vùng Tây nguyên theo định hướng Bộ Chính trị đã đề ra.

 

Theo Trung Chuyên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.