Đề xuất không làm đường sắt Bắc - Nam tốc độ 160 - 200 km/giờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo tư vấn, phương án tốc độ 160 - 200 km/giờ không phải là đường sắt tốc độ cao theo định nghĩa của Hiệp hội Đường sắt quốc tế.

Ảnh: Ngọc Thắng
Ảnh: Ngọc Thắng
Ngày 1.4, Ban Quản lý dự án đường sắt Bộ GTVT cho biết liên danh tư vấn đã hoàn tất báo cáo nghiên cứu bổ sung phương án đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam với vận tốc 160 - 200 km/giờ khai thác chung tàu khách, tàu hàng theo đề nghị của Bộ KH-ĐT.
Theo tư vấn, phương án tốc độ 160 - 200 km/giờ không phải là ĐSTĐC theo định nghĩa của Hiệp hội Đường sắt quốc tế (trên tuyến mới xây dựng phải từ 250 km/giờ trở lên và trên tuyến nâng cấp phải từ 200 km/giờ trở lên).
Về khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải, nếu khai thác chung cả tàu khách và tàu hàng ở tốc độ 160 - 200 km/giờ thì nhu cầu vận tải ở cự ly trung bình của đường sắt hiện tại sẽ chuyển sang tuyến đường sắt mới, đồng thời nhu cầu vận tải hành khách đường dài sẽ chuyển sang hàng không. Điều này dẫn đến quá tải đối với tuyến đường sắt mới và hàng không, trong khi tuyến đường sắt hiện có sẽ thừa nhiều năng lực.
Cụ thể, phương án tốc độ 200 km/giờ không đảm bảo tính hấp dẫn và thu hút khách. Nhu cầu vận tải khách nếu so với phương án tốc độ 350 km/giờ ước tính đoạn Hà Nội - Vinh giảm khoảng 7,3%, đoạn Hà Nội - Đà Nẵng giảm 42,1%, đoạn Hà Nội - Nha Trang giảm khoảng 34,4% và đoạn Hà Nội - TP.HCM giảm khoảng 14,3%. Thời gian đi lại cũng kéo dài hơn rất nhiều, như đoạn Hà Nội - TP.HCM kéo dài hơn khoảng 4,2 giờ.
Về chi phí đầu tư, tổng mức đầu tư của phương án 200 km/giờ chạy riêng tàu khách khoảng 46 tỉ USD, thấp hơn khoảng 15 tỉ USD so với phương án chạy 350 km/giờ.
Song trong trường hợp khai thác chung với tàu hàng (dự kiến tốc độ khai thác tàu hàng là 120 km/giờ, tàu khách 200 km/giờ), ngoài các ga hành khách, tuyến đường sắt mới sẽ phải bổ sung 20 ga hàng hóa, 74 ga xép tránh tàu, 4 điểm depot tàu hàng... với chi phí rất lớn, khoảng 56,7 tỉ USD (phương án 350 km/giờ chỉ chở khách, tổng mức đầu tư hơn 58 tỉ USD). Tư vấn cũng cảnh báo, nếu khai thác chung tàu khách và tàu hàng có thể mất an toàn khai thác...
“Phương án tốc độ từ 160 km/giờ đến dưới 200 km/giờ khai thác chung tàu khách và tàu hàng sẽ có chi phí đầu tư và khai thác lớn, nhu cầu vận tải thấp nên hiệu quả không cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Mặt khác, phương án này không phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phương án tốc độ 350 km/giờ chi phí đầu tư không lớn hơn nhiều so với phương án tốc độ 200 km/giờ nhưng giảm đáng kể thời gian đi lại và có khả năng thu hút nhu cầu vận tải cao, phù hợp xu thế phát triển của ĐSTĐC trên thế giới”, tư vấn nêu và kiến nghị đầu tư theo phương án 350 km/giờ.
Theo Mai Hà (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất