Đề xuất đổi tên quốc lộ 13 đoạn qua TP. Hồ Chí Minh là đường 30 Tháng 4

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tại hội nghị Thành ủy Thủ Đức lần thứ 21, trong báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và công tác dân vận năm 2023, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 có việc đề xuất đổi tên quốc lộ 13 đoạn từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình là đường 30 Tháng 4.

Quốc lộ 13 đoạn qua TP. Hồ Chí Minh dài khoảng 10 km, kéo dài từ ngã 5 Đài liệt sĩ đến cầu Vĩnh Bình, giáp ranh với tỉnh Bình Dương. Trong đó, đoạn từ ngã 5 Đài liệt sĩ đến cầu Bình Triệu thuộc địa phận Q.Bình Thạnh, còn đoạn từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình thuộc địa phận TP. Thủ Đức. Đến nay, UBND TP. Thủ Đức đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị đổi tên quốc lộ 13 thành đường 30 Tháng 4. Việc đổi tên đoạn đường có ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Quốc lộ 13 đoạn qua TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Nguyên Vũ/Báo Thanh Niên

Quốc lộ 13 đoạn qua TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Nguyên Vũ/Báo Thanh Niên

Quốc lộ 13 là trục đường huyết mạch ở cửa ngõ phía đông TP. Hồ Chí Minh, đi qua khu dân cư đông, nối vào Bến xe miền Đông cùng khu vực nội đô, nên thường xuyên ùn tắc. Mới đây, Quốc hội thông qua Nghị quyết 98 thí điểm cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh, trong đó thành phố được đầu tư BOT với công trình nâng cấp, mở rộng đường. Theo đó, đoạn quốc lộ này từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương, dài gần 6 km, đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao). Tuyến sẽ được mở rộng lên 53-60 m, vốn đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2023-2030.

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.