Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù cho 3 dự án cao tốc trọng điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù đẩy nhanh tiến độ các dự án, đẩy mạnh phân cấp ủy quyền cho ba dự án cao tốc đặc biệt quan trọng.
 
Phương tiện lưu thông trên một tuyến cao tốc được đưa vào khai thác. Ảnh: CTV/Vietnam+
Phương tiện lưu thông trên một tuyến cao tốc được đưa vào khai thác. Ảnh: CTV/Vietnam+
Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành thông báo kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp chuẩn bị báo cáo chủ trương đầu tư 3 dự án đường bộ cao tốc: Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Biên Hòa-Vũng Tàu, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng.
Theo thông báo kết luận, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù đẩy nhanh tiến độ các dự án, đẩy mạnh phân cấp ủy quyền cho ba dự án cao tốc đặc biệt quan trọng.
Thông báo kết luận cho biết trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải mong muốn, tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Trung ương, các địa phương để cùng hoàn thành tốt những nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải.
Để hoàn thành báo cáo nghiên cứu trình Bộ Chính trị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Vụ Kế hoạch và Đầu tư của Bộ tiếp thu, nghiên cứu hoàn chỉnh theo các ý kiến phát biểu tại cuộc họp. Trong đó, thống nhất ba dự án đường bộ cao tốc nêu trên là những dự án đặc biệt quan trọng, hết sức cấp thiết, phù hợp với tình hình thực tế cần phải được đầu tư cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời, nghiên cứu các cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, ý nghĩa, sự cấp thiết đầu tư của ba dự án để mang tính thuyết phục cao; bổ sung phụ lục để chứng minh làm rõ hơn từng nhóm vấn đề như hình thức đầu tư đối với dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, đánh giá tác động dự án BOT...
Bộ Giao thông Vận tải cũng chỉ đạo Vụ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu rà soát lại những nội dung cần xin ý kiến Bộ Chính trị đảm bảo thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị; trong đó, lưu ý nội dung huy động tối đa nguồn lực cả Trung ương và địa phương để đầu tư dự án cơ bản hoàn thành các dự án trong năm 2025 (các địa phương bố trí một phần kinh phí thực hiện); cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù đẩy nhanh tiến độ các dự án, đẩy mạnh phân cấp ủy quyền.
"Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu khẩn trương rà soát, triển khai các bước tiếp theo theo quy định để xem xét phương án bố trí vốn thực hiện dự án Biên Hòa-Vũng Tàu và có văn bản cam kết bố trí vốn gửi các cơ quan Trung ương liên quan; trong đó, lưu ý làm rõ sự cấp thiết đầu tư và tiến độ cấp bách hoàn thành dự án Biên Hòa-Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay," thông báo của Bộ Giao thông Vận nêu rõ.
Theo Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.