Để không lặp lại thảm kịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 39 nạn nhân xấu số trong vụ buôn người, đưa người đi nước ngoài trái phép đang trên đường hồi hương quê mẹ. Những thông tin có tính chất cập nhật, tổng hợp… càng lúc càng rõ ràng, càng có tính khẳng định thì càng làm trái tim bao người Việt rớm máu. Nhân dân, nghị trường Quốc hội, Chính phủ, đại sứ Việt Nam tại Anh và bạn bè quốc tế đều bày tỏ chia buồn thương tiếc, cùng với sự lên án mạnh mẽ bọn tội phạm buôn người.

 

39 thi thể trong container đều là người dân mang quốc tịch Việt Nam (ảnh TTO)
39 thi thể trong container đều là người dân mang quốc tịch Việt Nam (ảnh TTO)

Sự việc được dư luận đặt ra rất nhiều câu hỏi. Ví như, có phải để tích lũy, giàu sang người ta sẵn sàng vay mượn, nợ nần, bất chấp quy định pháp luật và rủi ro tính mạng? Vì sao cuộc sống đã dễ chịu, đã khá hơn, cơ hội đã nhiều hơn mà có người vẫn liều lĩnh bất chấp? Vì sao hạnh phúc gia đình dẫu đạm bạc vẫn ngàn lần hơn nỗi bơ vơ, cô đơn, đói khát, bị hành hạ xứ người mà có người vẫn đánh đổi? Tuy nhiên, hỏi cũng chỉ để hỏi, bởi chỉ có “người trong cuộc” mới trả lời được.

Một số địa phương ở Gia Lai cũng từng có người là nạn nhân của bọn buôn người. Lấy ví dụ như năm 2015, xã Chư Mố (huyện Ia Pa) có 3 lao động nữ qua môi giới giới thiệu ra Hà Nội bán quần áo nhưng rồi bị bán sang Trung Quốc làm việc. Họ may mắn liên hệ được với gia đình, nhờ ngành chức năng, địa phương giúp đỡ nên được giải cứu và trở về an toàn. Thách thức hiện nay là tỉnh ta còn 28 lao động tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng chưa về nước, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp, mà ngành chức năng chưa có cách phối hợp giải quyết dứt điểm.

Tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 khóa XIV, các đại biểu xem cái chết của 39 nạn nhân là một “điển hình” cần có sự nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc để không tái diễn thảm kịch. Nguyên nhân được chỉ ra chủ yếu từ hành vi tổ chức, lôi kéo, dụ dỗ của kẻ phạm tội, từ nhận thức không đúng đắn của nạn nhân. Nhưng không thể không nói đến nguyên nhân hạn chế của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. “Chúng ta, trong một số trường hợp còn chưa theo kịp, đi sau thực tiễn và chỉ khi tiêu cực xảy ra thì chúng ta mới bắt đầu tập trung, quan tâm hơn tới việc rà soát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, chấn chỉnh tình hình”-ông Nguyễn Mạnh Cường-đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình-nhìn nhận.

Theo thông tin của ngành chức năng, mỗi năm, cả nước đưa hơn 100.000 người đi lao động ở nước ngoài theo con đường chính thức và 9 tháng của năm 2019 là hơn 104.000 người. Tuy nhiên, con số lao động thực tế ở nước ngoài còn lớn hơn nhiều. Vì là lao động chui nên họ phải trốn tránh pháp luật, bị lợi dụng, bị bóc lột, buộc phải làm việc trong điều kiện tồi tệ hoặc làm việc phi pháp và trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người vốn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác, không từ một thủ đoạn, âm mưu nào để trục lợi.

Với quan điểm và phương châm lấy phòng ngừa là chính, công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về mức độ nguy hiểm của việc tham gia vào những đường dây buôn bán người phải được đặt lên hàng đầu, trước khi đề cập đến các giải pháp thuộc về chính sách, pháp luật, chế tài xử lý vi phạm, tạo điều kiện cho lao động chui tái hòa nhập cộng đồng, phối hợp với nước sở tại giải quyết vụ việc phát sinh và liên quan. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhân hộ khẩu, an ninh biên giới, xuất nhập cảnh cũng phải tăng cường. Việc tổ chức đưa người đi lao động ở nước ngoài theo con đường chính thức phải được chú trọng đầy đủ. Đặc biệt, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải đấu tranh kịp thời, hiệu quả để phát hiện, điều tra, xử lý các đường dây mua bán, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Xin dẫn lời khuyến cáo của ông Lê Văn Thành-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội rằng, lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động thì nên đi kênh chính thống. Bởi qua kênh đó, chi phí thấp, được Nhà nước tạo điều kiện vay vốn, doanh nghiệp có chức năng tìm công việc phù hợp, thu nhập ổn định. Không ai mong muốn nhưng trong trường hợp không may gặp rủi ro thì đã có chính quyền can thiệp và doanh nghiệp bồi thường theo hợp đồng.

THẤT SƠN
 

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.