Để không còn những đoạn trường hộ khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ 1.7 sẽ không còn cấp mới sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cho dân - theo quy định tại Luật Cư trú. Trong khi đó, hàng chục thủ tục dân sinh vẫn đang yêu cầu hộ khẩu.

“Khai sinh, kết hôn, khai tử... tuyển sinh, nhập học… cấp hộ chiếu, giấy thông hành xuất nhập cảnh... đăng ký quyền sử dụng đất, mua bán, cho thuê, chuyển nhượng… đăng ký, mua bán xe... thẻ bảo hiểm, trợ cấp xã hội hằng tháng...

Đây là những thủ tục đang bắt buộc phải có hộ khẩu được một tờ báo thống kê.

Và hãy để ý đến dấu ba chấm (…). Có nghĩa là hằng hà sa số đó vẫn chưa phải là hết.

Ngay những cái sát sườn, thuộc diện “không thể không”- như đăng ký điện, nước, nhà đất, y tế, giáo dục… Tất tật giờ vẫn đòi hỏi cái đầu tiên là hộ khẩu.

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng từng chỉ ra có gần 30 thủ tục hành chính ở cấp bộ vẫn đang yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và các giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Vậy có gì đảm bảo là khi không cấp hộ khẩu mới từ mùng 1.7, dân sẽ không bị “hành hộ khẩu”, khi mà “quy định vẫn là quy định”, còn các điều kiện kỹ thuật bảo đảm việc kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành với cơ quan, bộ, ngành, địa phương thì “vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và phải cần một số năm nữa mới có thể hoàn thành” - như xác nhận của Uỷ ban pháp luật?

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng chia sẻ câu chuyện chính bà cũng từng mất sổ hộ khẩu, làm lại rất vất vả, khai tới khai lui 2 - 3 lần, để nói rằng “Cái gì thuận tiện cho nhân dân thì ta làm. Đừng luyến tiếc thủ tục hành chính quá rườm rà”.

Việc Luật Cư trú mới bỏ việc cấp sổ hộ khẩu là việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân. Từ cách thức thủ công, truyền thống bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú... với những “đoạn trần ai”, sang quản lý số hóa qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nhưng để thật sự chấm dứt những đoạn trường hộ khẩu, để người dân cảm thấy thực sự thuận tiện thì có lẽ ngay từ lúc này, ngay từ bây giờ, việc kết nối của các ngành, lĩnh vực vào cơ sở dữ liệu quốc gia cần phải có một quy định để tạo ra sự thống nhất, để thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia có thể thay thế hoàn toàn hộ khẩu, để ràng buộc trách nhiệm kết nối thông tin của các cơ quan nhà nước, để các thủ tục hành chính dân sinh liên quan đến hộ khẩu không tắc ngay sau thời điểm 1.7. Và để ít nhất khi phải làm một thủ tục nào đó liên quan đến hộ khẩu - người dân không phải nhận câu hỏi muôn thuở “hộ khẩu đâu”.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/de-khong-con-nhung-doan-truong-ho-khau-894918.ldo
 

Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...