Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng trong mọi tình huống, hoàn cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Phòng, chống tham nhũng là một quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta được xác định ngay từ ngày đầu lập nước, thể hiện trong các nghị quyết, văn kiện,... và cụ thể hóa thông qua các văn bản pháp luật. Đặc biệt, những năm gần đây, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng không ngừng được Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh với một quyết tâm cao. Ngay cả hiện nay, dù phải đối mặt với dịch bệnh phức tạp, với nhiều khó khăn mới nảy sinh song công tác phòng, chống tham nhũng vẫn được thực hiện quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
 

Mua bán kit test nhanh của Công ty Việt-Á là một trong những vụ việc trục lợi trong phòng, chống dịch Covid-19 (Ảnh minh họa).
Mua bán kit test nhanh của Công ty Việt-Á là một trong những vụ việc trục lợi trong phòng, chống dịch Covid-19 (Ảnh minh họa).


Ngay từ khi giành được chính quyền, một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng ta ưu tiên hàng đầu đó là chống tham nhũng, lãng phí, bởi Đảng ta xác định đây là kẻ thù nguy hiểm không kém gì giặc ngoại xâm, đe dọa làm suy yếu đất nước. Kể từ đó đến nay, trải qua quá trình 76 năm lãnh đạo đất nước, công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng ta được duy trì thường xuyên, liên tục.

Trong mỗi kỳ Đại hội Đảng, quyết tâm chính trị này đều được thể hiện rõ trong các văn kiện Đại hội, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư... và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, công cuộc phòng, chống tham nhũng không ngừng được đẩy mạnh, với nguyên tắc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, các vụ án được xét xử công khai, minh bạch, đúng người đúng tội, được nhân dân hết sức đồng tình, ủng hộ.

Trong hơn hai năm qua, dịch Covid-19 đã tác động lớn đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, khó khăn chồng chất. Đảng và Chính phủ ta đã kịp thời ban hành nhiều chính sách nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe của người dân, bảo đảm công tác an sinh xã hội, với mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau, từng bước đưa xã hội bước vào giai đoạn thích ứng linh hoạt, an toàn trong tình hình mới.

Đáng buồn là trong bối cảnh đó, đã xuất hiện những tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp, lợi dụng vị trí, công việc của mình để tham nhũng, trục lợi. Nhiều sự việc nổi cộm khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ. Kịp thời nắm bắt các diễn biến mới nảy sinh, Đảng và Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời để chấn chỉnh, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm. Đặc biệt những tội phạm liên quan đến dịch bệnh được chỉ đạo xử lý nhanh, kiên quyết, dứt điểm để lấy lại niềm tin trong nhân dân.

Tại cuộc họp báo chiều 7/3, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang cho biết, hiện nay đối với tội phạm lợi dụng công tác phòng, chống dịch Covid-19, Công an thành phố phát hiện, điều tra rất nhiều vụ việc, chủ yếu trong hỗ trợ an sinh xã hội để trục lợi; trục lợi thông qua tiêm vắc-xin, vật tư y tế, thuốc men trong phòng, chống dịch; vi phạm đấu thầu trong mua sắm trang thiết bị vật tư y tế và đưa - nhận hối lộ... Các vụ việc đã được xử lý kịp thời, hiện hầu hết các vụ án này đã được chuyển hồ sơ qua viện kiểm sát và tòa án.

Trước đó, theo thông tin tại cuộc họp báo ngày 20/1, do Ban Nội chính Trung ương tổ chức để thông báo kết quả phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thì trong năm 2021, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với 618 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 đảng viên so với năm 2020); Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao vi phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 15 trường hợp so với năm 2020)...

Thông tin tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng cho thấy từ phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, công tác điều tra, truy tố, xét xử tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Cụ thể trong năm 2021, cơ quan bảo vệ pháp luật trên cả nước đã khởi tố, điều tra 390 vụ án/1.011 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ. Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, từ sau phiên họp thứ 19 đến nay, đã khởi tố 10 vụ án/40 bị can; kết thúc điều tra 15 vụ án/150 bị can; truy tố 16 vụ án/164 bị can; xét xử sơ thẩm 21 vụ án/179 bị cáo, xét xử phúc thẩm 13 vụ án/74 bị cáo.

Đặc biệt, đã khởi tố mới nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng, phức tạp; tiếp tục mở rộng điều tra, kiên quyết, kiên trì đi sâu làm rõ bản chất tham nhũng, tiêu cực trong nhiều vụ án, khởi tố thêm nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang, trong đó 10 trường hợp cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; đã kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan đến Phan Văn Anh Vũ; một số vụ án xảy ra trong lĩnh vực y tế, lợi dụng phòng, chống dịch Covid-19 để trục lợi; các vụ án xảy ra tại Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang...

Xét xử kịp thời 10 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Những con số đó đã phần nào tỏ rõ quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta với nhiều biện pháp đồng bộ, sát hợp tình hình thực tiễn. Những vụ án lớn, trọng điểm trong thời gian qua được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật đã thể hiện rõ điều đó.

Tham nhũng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, lấy cắp/ăn cắp của công, của nhân dân. Tham nhũng không chỉ là cá nhân có chức quyền, mà còn là hành vi của ổ nhóm, đường dây với sự tham gia của người có quyền, có “ô dù” bao che. Đáng buồn và hết sức căm phẫn là việc phòng, chống tham nhũng đã được triển khai quyết liệt, đạt nhiều kết quả rõ rệt song tệ trạng này vẫn diễn ra hết sức rộng rãi, tinh vi, gây thiệt hại vô cùng to lớn về kinh tế-xã hội, khiến người dân có thể suy giảm, xói mòn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo mối nguy hại tới sự tồn vong của chế độ, cản trở sự phát triển đất nước.

Nguyên nhân tham nhũng thì có nhiều, cả chủ quan lẫn khách quan, được chỉ ra từ lâu. Đảng, Chính phủ đã quyết liệt tìm các giải pháp để phòng, chống song vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, xử lý kịp thời, quyết liệt, không né tránh, nể nang để ung nhọt không thể tàn phá “cơ thể đất nước”, khiến người dân chịu thiệt hại to lớn cả về vật chất, tinh thần. Tiếp tục phòng, chống đại dịch Covid-19 và triển khai nhiều dự án phát triển, thì phòng, chống tham nhũng càng phải được chú trọng với quyết tâm mạnh mẽ, không ngừng, không nghỉ, không vì bất kỳ lý do nào mà chùng xuống, không xử lý.

Có như thế mới góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Càng dịch bệnh càng phải tập trung chống tiêu cực, tham nhũng. Tập trung vào việc chống lại sự suy thoái phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, đó là cái gốc. Nếu phẩm chất tốt, tư tưởng vững, đạo đức đứng đắn thì sẽ không tham nhũng. Để xảy ra tham nhũng có vấn đề về cơ chế, về chế độ chính sách nhưng cơ bản là do yếu tố con người. Phòng chống tham nhũng, tiêu cực cần tập trung vào phẩm chất đạo đức con người”.

Cần nhấn mạnh rằng Đảng và Nhà nước luôn quyết liệt phòng, chống tham nhũng, và xác định công cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” là liên tục, không khoan nhượng. Bước ngoặt trong công tác này phải kể đến đó là việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (tháng 2/2013), đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

Đặc biệt, từ sau Đại hội Đảng lần thứ XII (tháng 1/2016), công cuộc phòng, chống tham nhũng đã có những bước tiến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Nhưng, “ung nhọt” vẫn còn, và luôn âm ỉ chờ ngày phát tác, gây bệnh, tàn phá cơ thể đất nước. Vậy nên, các “lỗ hổng” về thể chế cần được tiếp tục phát hiện và xử lý, từ đó dần thiết lập cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để mọi cán bộ “không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không cần, không muốn tham nhũng”. Trong đó, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực là một trong các nhiệm vụ trọng tâm.

Có như thế, chúng ta mới có thể “nhốt quyền lực” vào trong cái “lồng cơ chế” là kỷ luật của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước. Và trong cuộc chiến gian khổ, trường kỳ này không có chỗ cho sự buông lơi, thiếu ý chí, quyết tâm, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”. Có quyết tâm, quyết liệt, triệt để trên tinh thần thượng tôn pháp luật mới không để dẫn đến nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, sự phát triển lành mạnh, công bằng, vững chắc của đất nước.

TS NGUYỄN TRI THỨC
(Dẫn nguồn NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.