Đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc hiệu quả, tiết kiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được đầu tư theo hình thức công tư cần đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc là tuyến đường có ý nghĩa với tỉnh Lâm Đồng nói riêng và toàn vùng nói chung. Ảnh minh họa: MPI
Đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc là tuyến đường có ý nghĩa với tỉnh Lâm Đồng nói riêng và toàn vùng nói chung. Ảnh minh họa: MPI


Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc là tuyến đường có ý nghĩa với tỉnh Lâm Đồng nói riêng và toàn vùng nói chung, do vậy cần phải có phương án tiết kiệm, hiệu quả và tối ưu nhất để đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã họp Hội đồng thẩm định liên ngành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án và nhấn mạnh: Dù mới ở bước thẩm định nghiên cứu tiền khả thi nhưng hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng cần tính toán kỹ để có báo cáo tốt, khi đi vào triển khai dự án đạt hiệu quả.

Đồng thời chỉ đạo, việc xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án phải có kế hoạch mang tính tầm nhìn, tính toán hiệu quả dự án kỹ càng hơn, xem xét kỹ các vấn đề về đất rừng, an toàn, sạt lở, quốc phòng - an ninh.

Tuyến cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) - Liên Khương (Lâm Đồng) nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1.3.2016.

Việc đầu tư dự án sẽ góp phần kết nối liên vùng, các trung tâm kinh tế, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực; đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang vận tải khu vực Tây Nguyên; giải quyết những hạn chế của quốc lộ 20; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung bộ...

https://laodong.vn/kinh-te/dau-tu-du-an-xay-dung-duong-bo-cao-toc-tan-phu-bao-loc-hieu-qua-tiet-kiem-897742.ldo
 

Theo VŨ LONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.