Đầu tư cho con người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1-7 là quyết định rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nhờ đó không chỉ góp phần bảo đảm thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, giúp họ có thêm kinh phí trang trải cuộc sống mà còn có ý nghĩa quan trọng nhằm củng cố lòng tin của người dân.

Tuy vậy, khi đồng lương được cải thiện, đối tượng thụ hưởng chính sách vẫn canh cánh nỗi lo "lương chưa tăng, giá đã tăng". Do đó, việc tăng lương nếu không đi kèm với kiểm soát lạm phát và bình ổn giá thì khó đạt mục đích. Để việc tăng lương đi vào thực chất, đòi hỏi Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần có giải pháp đồng bộ, kịp thời trong quản lý, điều hành giá.

Cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống cán bộ, công chức, viên chức luôn là vấn đề được quan tâm. Trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn, việc tăng lương lần này là sự cố gắng rất lớn, phần nào đáp ứng được mong đợi của nhiều người. Thực tế thời gian qua, tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức còn thấp hơn so với người cùng trình độ ở khu vực tư và chưa bảo đảm mức sống. Trong khi đó, áp lực công việc ngày càng tăng khiến một bộ phận không nhỏ đã rời khu vực công sang khu vực tư.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống người dân khi thực hiện 4 lần cải cách tiền lương với nhiều kết quả tích cực. Dẫu vậy, chính sách tiền lương hiện nay vẫn còn không ít hạn chế, bất cập. Thực tế này đặt ra yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cải cách tiền lương hơn nữa.

Về lâu dài, để cán bộ, công chức, viên chức có thể yên tâm sống bằng lương, việc cải cách tiền lương phải đi vào thay đổi căn bản, thực chất. Cần coi việc cải cách tiền lương, trả lương là một hình thức đầu tư cho con người, đầu tư cho tương lai. Đây là chính sách vô cùng quan trọng bởi khi thực hiện tốt sẽ có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Dù vậy, cải cách tiền lương luôn là bài toán khó, phải chuẩn bị một nguồn lực rất lớn. Để có nguồn lực đó, Chính phủ cần đồng thời triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chính phủ đang xây dựng lộ trình cải cách tiền lương để trình cấp có thẩm quyền thông qua. Về định hướng cải cách tiền lương, có thể nghiên cứu, xem xét, xây dựng phương án trả lương theo vị trí việc làm và bảo đảm sức cạnh tranh cao đối với khu vực tư. Tăng lương phù hợp với vị trí việc làm sẽ tạo được động lực cho cán bộ, công chức, viên chức cống hiến, nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả công việc. Khi thu nhập đủ sống, họ sẽ gắn bó hơn với công việc, qua đó thu hút và giữ chân được người tài.

Bên cạnh cải cách tiền lương, việc sắp xếp lại các đơn vị, tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy cũng là nhiệm vụ đang được Chính phủ triển khai. Song song đó là cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, cải cách đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là cơ sở quan trọng để cải cách tiền lương trong thời gian tới, hướng đến mục tiêu "cán bộ, công chức, viên chức sống được bằng lương".

Theo Minh Phong ghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Cả nước đang sôi sục chuyển mình theo lời hiệu triệu khẩn thiết của Trung ương Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm. Một cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đi đôi với những giải pháp quyết liệt thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.