Đầu tư Cảng Liên Chiểu thành một trong ba cửa ngõ quốc tế ra biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 28.3, đoàn công tác Bộ Kế hoạch – Đầu tư cùng lãnh đạo TP.Đà Nẵng và Q.Liên Chiểu, kiểm tra thực tế Cảng Liên Chiểu, dự án trọng điểm, với quy mô gần 3.500 tỉ đồng.
 
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (hàng trước, ở giữa) kiểm tra thực tế Cảng Liên Chiểu ẢNH: NGUYỄN TÚ
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (hàng trước, ở giữa) kiểm tra thực tế Cảng Liên Chiểu ẢNH: NGUYỄN TÚ
Ông Trần Phước Sơn, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu TP.Đà Nẵng cho biết, hiện nay quận đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, hướng đến xây dựng đô thị công nghiệp – dịch vụ cảng biển khi triển khai dự án Cảng Liên Chiểu, đẩy mạnh đột phá cải cách hành chính, triển khai đề án quận thông minh, chính quyền điện tử…
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, vấn đề của Q.Liên Chiểu không chỉ của TP.Đà Nẵng mà còn của quốc gia, phía bắc có Cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), miền nam có Cảng Cái Mép Thị Vải, thì miền Trung có Cảng Liên Chiểu để hoàn thiện 3 cửa ngõ quốc tế ra biển.
“Đà Nẵng phát triển rất ấn tượng nhưng thời gian qua chững lại, chúng ta cần tìm không gian phát triển mới, dư địa mới, Cảng Tiên Sa nằm trong thành phố không phát triển được, cần di dời cảng công nghiệp ra Liên Chiểu kết nối cao tốc, vừa phát triển dư địa phía tây bắc, vừa tạo thông thoáng thành phố, Cảng Tiên Sa phục vụ du lịch” – Bộ trưởng đánh giá.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng thống nhất hỗ trợ thành phố giai đoạn sắp đến 2.000 tỉ đồng để làm đê chắn sóng và một số hạng mục khác.
 
Khu vực xây dựng Cảng Liên Chiểu dưới chân đèo Hải Vân ẢNH: NGUYỄN TÚ
Khu vực xây dựng Cảng Liên Chiểu dưới chân đèo Hải Vân ẢNH: NGUYỄN TÚ
“Khi có đường kết nối lên cao tốc và đủ các điều kiện thì nhà đầu tư vào ngay. Như hiện Cảng Cái Mép Thị Vải các nhà đầu tư vào tranh nhau, nên TP.Đà Nẵng cần đẩy nhanh các thủ tục để tháng 7 Quốc hội thông qua thì triển khai ngay, Bộ Kế hoạch Đầu tư cam kết bố trí năm 2021 là 200 tỉ đồng rồi, hằng năm tập trung ưu tiên bố trí đủ vốn và nếu làm nhanh nữa sẽ giúp Đà Nẵng chuyển mình nhanh nhất, từ đó tái cấu trúc Cảng Tiên Sa và có thêm quỹ đất, thu hút thêm nhà đầu tư quanh cụm cảng” – Bộ trưởng nói.
Qua khảo sát thực tế vị trí xây dựng Cảng Liên Chiểu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề nghị Q.Liên Chiểu và TP.Đà Nẵng nghiên cứu tuyến đường nối cuối tuyến Nguyễn Tất Thành (Khu du lịch sinh thái Nam Ô) kết nối thẳng vào Cảng Liên Chiểu, không phải đi qua đường Nguyễn Lương Bằng - Nguyễn Văn Cừ (QL1 đoạn qua trung tâm thành phố) như hiện nay, nhằm phân luồng hàng hóa đi theo QL1, còn phương tiện khác về trung tâm thành phố, tránh xung đột.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết, với sự quan tâm của Chính phủ và các bộ ngành Trung ương đối với dự án Cảng Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng cam kết đẩy nhanh các thủ tục, quy hoạch tổng thể Q.Liên Chiểu thành đô thị cảng, đồng thời đề xuất bổ sung nghiên cứu đầu tư và bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương đối với tuyến đường nối cuối tuyến Nguyễn Tất Thành vào Cảng Liên Chiểu.
Trước đó, ngày 25.3, Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu, phần cơ sở hạ tầng dùng chung thuộc dự án nhóm A, gồm các hạng mục đê kè chắn sóng, luồng tàu, hạ tầng kỹ thuật kết nối có khả năng đáp ứng cho các tàu trọng tải đến 100.000 tấn...
Giai đoạn đầu đáp ứng lượng hàng hóa 5 triệu tấn/năm. Tổng mức đầu tư Cảng Liên Chiểu dự kiến gần 3.500 tỉ đồng. Ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 hỗ trợ dự án là gần 3.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025. 
Theo Nguyễn Tú (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.