Đánh giá nguy cơ để ứng phó dịch bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 đang có dấu hiệu tăng trở lại. Tuy nhiên, cần khẳng định số ca mắc tăng giảm là chuyện rất bình thường.

Hãy nhớ, thời gian qua, trên thế giới cũng thường xuyên xuất hiện các làn sóng ca mắc COVID-19. Tổ chức Y tế thế giới vẫn chưa công bố hết dịch do tình hình chưa ổn định. Bản thân virus chưa mất đi mà vẫn tồn tại và lây lan trong cộng đồng. Ở Việt Nam, hiện chúng ta đã hiểu biết nhiều về COVID-19, cùng đó năng lực phòng chống dịch tăng lên, cách đáp ứng tăng lên và đặc biệt là linh hoạt hơn; đặc biệt, chúng ta cũng đã phủ vắc-xin với tỉ lệ rất cao.

Tuy nhiên, dù đã có kinh nghiệm trong việc ứng phó với dịch bệnh này song chúng ta phải căn cứ tình hình dịch bệnh các nước khác trên thế giới, chẳng hạn như Ấn Độ cũng đang tăng nhanh số ca nhiễm, đặc biệt là sự xuất hiện biến thể XBB.1.16 lây lan nhanh hơn. Biến chủng này chủ yếu gây bệnh nhẹ, không gây ra triệu chứng nặng nhưng điều đó cho thấy trên thế giới, COVID-19 chưa ổn định như cúm mùa nên chưa công bố chấm dứt tình trạng đáng quan ngại. Vì vậy, chúng ta cần phối hợp với các tổ chức quốc tế và nhìn vào tình hình Việt Nam để tổ chức tốt công tác phòng bệnh.

Trong phòng chống dịch COVID-19, chúng ta vẫn phải thực hiện nguyên tắc nới lỏng nhưng không buông trôi, thả lỏng và vẫn kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó. Nếu chúng ta đánh giá không đúng nguy cơ thì không kiểm soát được dịch bệnh nhưng nếu đánh giá nguy cơ cao quá dẫn tới đáp ứng thái quá thì lại cấm đoán gây tổn hại đến kinh tế, an sinh xã hội của người dân hoặc đầu tư cho chống dịch quá tốn kém trong khi còn rất nhiều dịch bệnh khác cũng đang phải phòng chống. Vấn đề là chúng ta không nên quá lo lắng nhưng cũng đừng chủ quan lơ là. Điều quan trọng là chúng ta vẫn cần bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước COVID-19 như người già, trẻ em, người suy giảm miễn dịch, người chưa tiêm vắc-xin COVID-19.

Thời gian nghỉ lễ sắp tới, nhu cầu đi lại gia tăng, vì vậy người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như mang khẩu trang, khử khuẩn và giữ khoảng cách tại khu vực nguy cơ để tránh gia tăng số ca bệnh. Những người có triệu chứng nghi ngờ và những người tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ phải đeo khẩu trang. Mọi người cần đeo khẩu trang để phòng bệnh cho mình và cộng đồng nhất là đối tượng dễ bị tổn thương như đã nêu trên. Điều này không chỉ giúp phòng COVID-19 mà còn cả các bệnh viêm đường hô hấp khác như cúm A, cúm B... Ai có triệu chứng cũng nên xét nghiệm có phải đang mắc COVID-19 hay không và cuối cùng là cần tuân thủ theo lịch tiêm vắc-xin của Bộ Y tế.

Tôi cho rằng cơ quan chức năng cần đánh giá lại miễn dịch cộng đồng hiện tại như thế nào, có chủng mới vô hiệu hóa vắc-xin hay không, đồng thời đánh giá lại việc tiêm vắc-xin theo lịch. COVID-19 sẽ không mất đi và việc tiêm vắc-xin là vẫn cần thiết nhưng quan trọng là xác định chúng ta nên tiêm cho đối tượng nào.

Có thể bạn quan tâm

Chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm lịch sử

Quan hệ Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro đặt nền móng, là mối tình hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có, “là một biểu tượng thời đại” trong quan hệ quốc tế.
Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?