Đánh đu cùng bụi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày còn đi học xa nhà, tôi chỉ ước có một bữa lỡ xe. Những chuyến xe ngày xưa ít ỏi như chuyến du hành lên vũ trụ. Vậy là sẽ có một ngày không phải về phố ném bước chân vào ồn ào, sớm mai còn được dậy muộn.
Cái ùa vào mắt trong căn nhà ba gian khép cửa bình yên của mình ngày ấy là những tia nắng. Trong ánh nắng ấy, những hạt bụi cố bay lên, xoay mình như được dát lên thân phận của thứ ánh sáng kim tiền nhưng rồi lại rơi xuống lã chã. Thì bụi không có cánh, không có tầm liệng chứ sao? Câu trả lời vu vơ cũng dấp dính như bụi, bám quyện mãi theo tâm trí cho đến bây giờ.
 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Hai mươi năm sau, mỗi khi ngồi dưới bầu trời thành phố, qua một con ngõ quen, nhấp ly cà phê để tưởng tượng về một cái tên yêu dấu cũ, chợt thấy hôm nay trong veo thế? Cơm áo đã không còn rình rập từng phút, từng ngày dẫu vẫn lơ lửng trên đầu; những kỹ năng, vốn sống đã dạy cho mình con đường mạch lạc. Giờ là lúc dẫu công việc có bon chen đến đâu, người ta vẫn có thể tự thưởng cho mình sự tĩnh tại. Thế rồi, trong cái lặng lẽ bình yên như thế, lại ngước mắt nhìn ra, bắt gặp thứ ánh sáng đã từng đâm thủng căn nhà gỗ vắng tanh an phận thoái lui của cậu sinh viên tỉnh lẻ ngày ấy. Thứ ánh sáng đã soi rọi ra muôn vàn hạt bụi oằn mình, bất lực như dòng đối lưu mưu sinh nghiệt ngã từng ngày.
Hôm nay, trên báo chí lại một cái tin được quan tâm: có một lớp bụi mịn trên bầu trời thành phố, mức ô nhiễm đã đạt đến mức như thế đấy, như thế… Giọng nói em trong điện thoại vẫn trong, cười vừa đủ, than vừa đủ, vẫn biết ngần ấy chỉ số là nguy hiểm mà vẫn cười được. Biết thế nhưng mà vẫn ngày ngày đi về, vẫn còn bao thứ lọt vào tận trái tim, nghẹn đắng mà máu vẫn chảy, vẫn phải sống cho yên một duyên phận. Bụi vô tình, anh vô tâm, nhắc mãi lòng em lại gợn đau?
Phố có bụi là phố đang chuyển mình. Những bàn chân, những vòng xe đánh thức vô số hạt bụi lưu cữu, xáo trộn mọi nếp sống, thói quen. Có người bảo, đám thanh niên giờ từ xa nhìn thấy nơi nào bụi bám lên tận ngọn cây là chúng đến kinh doanh năng động, linh hoạt và kiếm lời nhanh lắm. Người già ưa sạch sẽ không thích những xáo trộn ấy. Người trẻ nâng chiếc ly trà đá đã cạn từ bao giờ, cảm nhận lớp bụi bám mà nghĩ trong gan ruột mình bụi cũng đóng cặn, thấy gai người. Nhưng mà, ăn bụi, chứ đâu có ở bụi. Bụi bám víu chứ quyết không để chúng phá hủy tâm hồn.
Sớm mai, dọn về một căn hộ chung cư tầng cao, sờ tay lên mặt kính sáng bóng, thấy yên tâm là đã sống trên bụi từ bây giờ. Nhớ lúc ở trên núi, mây bay dưới chân mình. Nhìn cả thành phố loay hoay với bụi dưới đó, thấy nhẹ bẫng như vừa thoát hiểm. Lâu nay người ta đánh đu với bụi, ăn, ngủ và thở cùng bụi mà chưa nghĩ ra cách nào để loại trừ nó. Một cơn mưa bằng máy bay hay vòi phun tắm gội, một trạm rửa xe tải trước khi vào thành phố? Đó chỉ là câu chuyện của những nhà quản lý đô thị. Còn những hạt bụi lắt lay trong đầu mình như bao phận người lam lũ thì liệu đã bao giờ nhớ đến mà sẻ chia? Mình cũng từng như bụi, vật vã, đơn độc mà lặng lẽ như thế bên dòng đời…
 BÙI VIỆT PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.