Đằng sau "bão" điểm 10 môn Sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

1.779 điểm 10 môn Sử. Bất ngờ lớn nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Nhưng thuần tuý chỉ là bất ngờ, khi Lịch sử vẫn luôn là môn gần như đội sổ suốt 11 năm qua.

 

Hình ảnh học sinh xé đề cương môn Sử xả trắng sân trường từng gây sốc dư luận năm 2013. Ảnh cắt từ clip.
Hình ảnh học sinh xé đề cương môn Sử xả trắng sân trường từng gây sốc dư luận năm 2013. Ảnh cắt từ clip.


Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Và điều bất ngờ là với 1.779 điểm 10, Lịch sử là môn có nhiều điểm 10 thứ hai trong kỳ thi năm nay.

Nói bất ngờ là bởi môn Sử luôn là môn có điểm thi bét bảng.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm ngoái, Lịch sử ở vị trí “đội sổ” rất đỗi “thân quen” với 52,03% số thí sinh có điểm thi dưới trung bình. Chưa kể 540 thí sinh có điểm thi <= 1 điểm, biến nó thành môn “cá biệt” với cú “đội sổ kép”.

Nói bất ngờ, là bởi, chỉ vừa xong, đề xuất Lịch sử trở thành môn tự chọn đã gây bão dư luận.

Tỉnh táo mà nhìn nhận thì 1.779 điểm 10 môn Sử năm nay chỉ đúng ở mỗi hai chữ “bất ngờ” đó thôi.

Bởi cho đến trước kỳ thi, Sử có vẻ vẫn là môn bị học, hơn là một môn được học.

Năm 2011, phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đó là thầy Phạm Vũ Luận trấn an dư luận, rằng: đừng coi hàng ngàn điểm 0 môn Sử là thảm hoạ. Thậm chí, thầy còn cho rằng: “Hàng ngàn điểm 0 môn Sử là bình thường”.

Năm 2013, tức là 2 năm sau đó, chúng ta còn chưa quên hình ảnh gây sốc đến sững sờ khi đề cương môn Sử bị xé tung trắng sân trường khi kỳ thi năm đó không có Lịch sử.

Kỳ thi năm 2019, Lịch sử có điểm thi thấp nhất, với 70% số bài thi môn dưới điểm trung bình.

Kỳ thi năm 2020, điểm thi môn Lịch sử chỉ thấp nhì, sau môn Tiếng Anh, với điểm trung bình là 5,19 điểm. 46,95% thí sinh đạt điểm dưới trung bình.

Và 2021, lại trở lại vị trí “đội sổ”. 52.03% số thí sinh có điểm dưới trung bình.

Suốt 11 năm, sau khi thầy Luận coi hàng ngàn điểm 0 môn Sử là bình thường, Lịch sử gần như luôn đội sổ, luôn là môn có điểm liệt, thậm chí điểm 0 cao nhất trong các môn thi.

10 năm, học sinh vẫn chán Sử, bỏ Sử, sợ Sử... mà thậm chí có người đã cảnh báo về nguy cơ một thế hệ “trắng sử”. Nó “bi kịch” đến mức trên một phóng sự của VTV có những học sinh trả lời “Quang Trung và Nguyễn Huệ là... bố con”.

“Bão” điểm 10 môn Sử năm nay chỉ là một ngoại lệ, một cá biệt, một bất ngờ mà thôi.

Và để môn Sử không đội sổ, không “hàng ngàn điểm 0”, không còn là nỗi đau nhức nhối thì không thể chờ... bất ngờ mà được.

Bởi nếu không thay đổi cách soạn sách, cách giảng dạy, thì cũng chẳng có gì ngạc nhiên ngay sang năm sẽ lại có hàng ngàn điểm 0, sẽ lại đội sổ.



https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dang-sau-bao-diem-10-mon-su-1072134.ldo
 

Theo Đào Tuấn (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Trụ sở dôi dư là một vấn đề được dư luận rất quan tâm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Xử lý trụ sở dôi dư làm sao để tránh thất thoát, lãng phí, để những tài sản công này không rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”, là một yêu cầu bức thiết.

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

(GLO)-Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vừa bị bắt. Trước đó, 2 cái tên đình đám là Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog cũng lần lượt bị khởi tố, tạm giam. 3 con người từng được xem là hình mẫu “truyền cảm hứng”, giờ đứng chung trong một vụ án liên quan đến sản xuất, phân phối, quảng bá sản phẩm sai sự thật.

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, về hành vi nhận hối lộ, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng (TPCN) giả.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.