Đắng cay xứ người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau hơn 10 tháng nếm trải cuộc sống đắng cay tại Thái Lan vì tin lời kẻ xấu, 3 người dân ở làng Thoong Nha (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về quê hương trong nỗi vui mừng khôn xiết của gia đình, người thân và bà con dân làng.

Tin theo lời nói đường mật của số đối tượng xấu trên mạng xã hội, đầu tháng 3-2023, anh Dap vượt biên sang Thái Lan. Khi Dap trốn đi, vợ anh là chị H'Byơm gồng gánh nuôi 2 con nhỏ. Nhưng vì cuộc sống khó khăn, 1 đứa con phải nghỉ học để phụ việc gia đình. Biết chồng lâm cảnh “dở sống, dở chết” nơi đất khách quê người, chị H'Byơm bán một mảnh đất sát nhà ở với giá 25 triệu đồng gửi sang để anh Dap tìm cách hồi hương.

Anh Dap kể: “Qua đó, tôi đi làm thuê bằng việc quét đường, 1 ngày được 300 bạt, tương đương 200 ngàn đồng tiền Việt Nam. Chúng tôi phải thuê phòng trọ ở, 5 người 1 phòng. Riêng tiền phòng đã gần 1,9 triệu đồng rồi. Ăn uống thiếu thốn đủ thứ, chủ yếu là mua gạo, thịt cá hiếm lắm. Để có tiền cho tôi trở về, vợ phải bán mảnh đất còn lại. Giờ mới thấy mình dại khi quá tin vào lời kẻ xấu”.

Cán bộ Công an xã Bờ Ngoong thăm hỏi, động viên ông Bin (bìa phải). Ảnh: T.D

Cán bộ Công an xã Bờ Ngoong thăm hỏi, động viên ông Bin (bìa phải). Ảnh: T.D

Gạt những giọt nước mắt lăn dài trên má, chị H'Byơm tâm sự: “Mình ăn ngủ không yên khi chồng vượt biên sang Thái Lan. Bây giờ, chồng trở về, mình mừng lắm. Biết anh ấy cũng xấu hổ nhưng mình đã động viên gắng vượt qua, trong cuộc sống, ai chả có khi mắc lỗi lầm. Mình cũng mong chị em trong làng không ai phải chịu cảnh không hay như gia đình mình”.

Tương tự anh Dap, ông Bin và anh Đinh Djơp đã bán tài sản, đưa cho đối tượng dẫn đường 25 triệu đồng/người làm lộ phí. Sang Thái Lan, họ mới nhận ra sai lầm của mình. Không những tủi nhục vì bị coi khinh mà còn nơm nớp lo bị Cảnh sát nước bạn bắt giữ do vượt biên. Ông Bin bộc bạch: “Sang đó, tôi mới biết mình bị lừa nhưng không có tiền để về. Tôi còn bị đau ốm nữa nên không làm được gì, anh em trong phòng trọ đi làm rồi chăm sóc tôi suốt 6 tháng trời. Mong bà con trong làng biết mà né, đừng để đi rồi mắc cảnh như chúng tôi. Sung sướng đâu không thấy, chỉ thấy gia đình phải tốn tiền gửi sang thì mới có thể trở về quê hương”.

Đưa chúng tôi đến thăm gia đình 3 người dân vừa hồi hương, già làng Đinh Vong chia sẻ: “Khi 3 người dân trong làng trở về, tôi và bà con đến thăm hỏi, động viên họ vượt qua lỗi lầm, không nên mặc cảm; từ nay trở đi cần chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, không nghe lời kẻ xấu xúi giục nữa. Mình cũng nói với bà con, nếu nghe tin có đối tượng lừa phỉnh dụ dỗ làm điều xấu thì không được mắc mưu mà phải báo Công an, chính quyền xã để có biện pháp ngăn chặn kịp thời”.

Trao đổi với chúng tôi, Đại úy Rơ Mah Giơ Nê-Phó Trưởng Công an xã Bờ Ngoong-cho biết: “Ngay khi những người vượt biên trở về địa phương, Công an xã đã chủ động tham mưu chính quyền xã chỉ đạo hệ thống chính trị quan tâm giúp đỡ, tranh thủ người uy tín đến nhà động viên họ. Đồng thời, Công an xã cũng tăng cường tuyên truyền, nắm thông tin, phản bác những luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu trên mạng xã hội để bà con không mắc mưu kẻ xấu, giữ gìn an ninh trật tự. Đề nghị người dân cần cảnh giác trước những lời dụ dỗ, lừa phỉnh của các đối tượng xấu, tránh rước họa vào thân”.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.