Dân khổ, y tế khổ vẫn chỉ vì hai chữ "thủ tục" mà chúng ta đẻ ra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chúng ta quy định thuốc Molnupiravir “chỉ bán theo toa chỉ định của bác sĩ” nhưng lại chẳng nói bác sĩ nào sẽ kê đơn. Thế là dân vẫn nhiễm COVID-19, và chỉ có thể mua thuốc trên mạng, ngoài chợ đen.

F0 vẫn phải rồng rắn xếp hàng để xét nghiệm lại dù đã tự test dương tính ở nhà trong cái mà chúng ta gọi là thủ tục. Ảnh: Nguyễn Hùng
F0 vẫn phải rồng rắn xếp hàng để xét nghiệm lại dù đã tự test dương tính ở nhà trong cái mà chúng ta gọi là thủ tục. Ảnh: Nguyễn Hùng
Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm qua đã có văn bản yêu cầu Bộ Y tế phải cắt giảm ngay thủ tục hành chính liên quan đến việc mua thuốc phòng, chống COVID-19. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý giá thuốc, xử lý nghiêm trường hợp đầu cơ, buôn lậu thuốc theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi, không để nhân dân vất vả với quá nhiều thủ tục trong việc tiếp cận và mua thuốc điều trị COVID-19.
Cảm ơn Thủ tướng, với một yêu cầu đúng và trúng vào hai vấn đề dân đang “kêu trời”.
Bởi từ sau khi Bộ Y tế công bố chính thức giá bán thuốc Molnupiravir tuần trước, nhân dân cũng chính thức bước vào “đoạn trần ai” mua thuốc.
Theo quy định, Molnupiravir chỉ được bán theo toa thuốc chỉ định của bác sĩ hoặc có giấy chứng nhận đang điều trị F0 của y tế địa phương.
Nhưng khi dương tính COVID-19, người dân thật sự không biết tìm “ông bác sĩ” nào để xin kê đơn. Ngay cả những người có đơn bác sĩ thậm chí cũng không mua được vì thiếu... đơn giấy, thiếu dấu đỏ.
Còn chứng nhận F0 của y tế địa phương ư?
Hôm qua, cả nước có hơn 115.000 ca nhiễm mới, và không biết đã là ngày thứ bao nhiêu, “y tế phường” đang phải chịu áp lực này.
Có khi tờ giấy cấp xong thì người ta đã khỏi bệnh.
Molnupiravir là loại thuốc đặc biệt. Việc thăm khám kê đơn của bác sĩ về nguyên tắc là bắt buộc.
Nhưng mà dân không biết tìm bác sĩ ở đâu để kê đơn.
Huống chi, với 115.831 ca nhiễm ngày hôm qua, tức là số ca nhiễm trung bình ghi nhận trong tuần qua ở mức 88.033 ca/ngày thì phải bao nhiêu bác sĩ để thăm khám và kê đơn cho đủ?!
Với yêu cầu của Thủ tướng, “đoạn trần ai” mua thuốc của dân sẽ được điều chỉnh, sẽ bớt đi những thủ tục kiểu “con gà/quả trứng”.
Nhưng còn rất nhiều “thủ tục” cần điều chỉnh. Nhớ hôm Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát Trạm y tế xã Chu Phan, Mê Linh, Hà Nội, thực tế “quy định cứng” phải có giấy của bác sĩ mới được mua thuốc đã được phản ánh là đang gây ùn ứ cục bộ tại các trạm y tế, gây bức xúc cho người dân...
Nhưng chưa hết, còn chuyện “Một F0 mất ít nhất 2 lần ra trạm y tế”.
Lý do, F0 đang phải thực hiện quá nhiều thủ tục, từ xét nghiệm, công nhận F0, thủ tục cách ly, thủ tục mua thuốc, thủ tục xác nhận khỏi bệnh... Đến mức có những xã phải thực hiện mô hình 2 trạm y tế, một trạm làm chuyên môn, một trạm chỉ giải quyết thủ tục, giấy tờ.
Đúng là cả dân, cả y tế đang phát ốm vì thủ tục.
Chúng ta quy định thuốc Molnupiravir “chỉ bán theo toa chỉ định của bác sĩ” nhưng lại chẳng nói bác sĩ nào sẽ kê đơn. Thế là dân vẫn nhiễm COVID-19, và chỉ có thể mua thuốc trên mạng, ngoài chợ đen.
Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.