Dân đảo rước tướng 3 sao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm 1975, Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng) cử một tổ ra đảo Lý Sơn để xây dựng tiền đồn, bảo vệ đảo.
Trên chiếc thuyền nhỏ chạy cọc cạch ra đảo, ông Đồn trưởng đeo lon thiếu úy, còn 4 sĩ quan cấp dưới đeo lon thượng sĩ, ve áo gắn 3 sao chạy giữa 2 vạch vàng. Lính Việt Nam cộng hòa nếu đeo sao trên ve áo có nghĩa là cấp tướng. Vì vậy, người dân đảo đã tròn xoe mắt và liên tục xin chở 4 ông thượng sĩ và nói rằng “bữa nay mới có dịp rước tướng 4 sao của cách mạng”.  
Ra tiếp quản đảo
Lý Sơn vào mùa hè năm 1975, thời tiết thuận lợi, vì vậy chiếc thuyền vận tải gắn máy 2 lốc đi từ đất liền ra đảo lướt êm trên mặt biển tĩnh lặng. Trên chiếc thuyền này là những người lính trẻ măng. Quân số hơn 30 người, chỉ có 5 người quê ở Quảng Ngãi như thượng sĩ Nguyễn Văn Mười, trung sĩ Đỗ Tấn Hải, còn lại là những người lính đến từ Nghệ An. Những khó khăn đầu tiên mà mọi người sẽ gặp không phải là thời tiết, lương thực, mà là tiếng nói. Người dân Lý Sơn phải lắng nghe mới hiểu được những người lính quê ở Nghệ An đang nói điều gì. Người dân Lý Sơn khi phát âm thì luôn nhấn mạnh âm đuôi, cộng với một số tiếng địa phương, nên lính trong đất liền ra đảo cũng phải cố tập… nghe, hiểu.
 
Trung sĩ Đỗ Tấn Hải (thứ nhất tính từ bên phải) trước cổng đơn vị.
Trên chiếc thuyền ra đảo chở theo 2 loại giường - giường sắt lò so thu từ các căn cứ của lính ngụy; giường kiểu gỗ tấm có đòn kê chở từ Nghệ An vào Quảng Ngãi. Về vũ khí chỉ có vài khẩu tiểu liên AK 47, còn lại phần lớn là súng trường nòng dài CKC có nẹp đạn 10 viên. Đây là loại súng bắn tỉa và hiện nay chỉ còn trang bị chủ yếu cho các đội tiêu binh danh dự. Cả trung đội ra đảo và có người phải 2 năm sau mới về thăm quê một lần.
Chiếc thuyền chở đơn vị mới ra cập vào khu vực cuối đường băng sân bay trên đảo. Chính quyền địa phương ở 2 xã Bình Vĩnh và Bình Yến đã được thành lập. Khu vực gần nhà thờ bên hông sân bay là một đơn vị bộ đội chủ lực ra tiếp quản đảo đang đóng quân; Công an nhân dân vũ trang nhận trụ sở tạm thời là khu nhà của đèn biển Lý Sơn.
Những người dân Lý Sơn đầu tiên đến xem bộ đội ra đảo đều đi xe honda 67, 68 và xe 72. Thanh niên phần lớn mặc áo màu trắng, quần ống loe sẫm màu; phụ nữ mặc quần áo màu đen. Người dân trên đảo kể với nhau chuyện Công an nhân dân vũ trang ra đảo, nhưng có tới 4 người đeo lon tướng 3 sao. Lý do, đảo Lý Sơn trước đây nằm dưới sự quản lý của quân đội chính phủ Sài Gòn. Cấp bậc của quân đội chế độ cũ được phân ra, cấp úy, cấp tá đeo lon hoa mai màu vàng và trắng; cấp tướng đeo lon có ngôi sao.
Thượng sĩ Nguyễn Văn Mười, nguyên đồn phó Đồn Công an nhân dân vũ trang Lý Sơn kể lại, “mỗi lần bước ra cổng, đi ra đường thì có nhiều người dân chạy xe honda 67 đến xin được chở và họ cứ nói được chở ông tướng 3 sao của quân giải phóng là tự hào lắm”.  
Xin rước 3 sao
Vào những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa, đảo Lý Sơn trở thành tiền đồn để rút chạy. Tàn quân ngụy từ các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, Quảng Ngãi dồn ra Lý Sơn. Hòn đảo nhỏ in đầy dấu giày của 12.000 tên lính tàn quân. Trên đảo trở nên hỗn độn trước cảnh cướp bóc, ném quần áo trước giờ tháo chạy. Sau ngày giải phóng, hòn đảo này trong xanh và yên bình trở lại. Những người lính Công an nhân dân vũ trang ra đóng quân đã được người dân đón tiếp bằng nghĩa cử đầy tình người.
 
Đại tá Cựu chiến binh Nguyễn Văn Mười, người từng được dân đảo xem là tướng 3 sao
Đại tá Đỗ Tấn Hải, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi (lúc đó là trung sĩ) nhớ lại: Tết đoan ngọ được người dân Lý Sơn tổ chức rất lớn. Tất cả các chùa, đình đều nghi ngút khói hương. Những người trưởng dòng họ mặc áo dài đen, khăn đóng, dẫn theo con cháu xếp một hàng dài, mỗi người đội theo một rổ đựng bánh ít, trái cây, bánh bột nếp đi vào Đồn Công an nhân dân vũ trang. Các chiến sĩ ngạc nhiên với nghi lễ trang trọng này, cho đến khi người dẫn đầu đoàn thông báo “các họ tộc ở Bình Yến, Bình Vĩnh tới thăm” thì cán bộ tại đây mới hiểu ra đây là cách người dân đảo bày tỏ tấm lòng.
Để đi sâu vào cuộc sống người dân trên đảo, Đồn công an nhân dân vũ trang ở đảo Lý Sơn cử trung sĩ Nguyễn Tấn Hải và anh em cán bộ xuống ở trực tiếp với dân, thực hiện “phương châm 3 cùng”. Người dân Lý Sơn hỉ hả vì được ở chung với một ông tướng 2 sao. Từ đó, người dân đảo bắt đầu có nếp quen, mọi hoạt động mang tính lễ nghi và quan trọng ở xóm làng đều mời Công an nhân dân vũ trang đến dự. Chỉ có lễ cúng cá Ông thì người dân ái ngại không muốn mời. Vì sau ngày giải phóng, cả đảo phát động xây dựng đời sống mới, tục lệ cúng cá ông là tín ngưỡng của dân biển, nhưng bà con vẫn lo ngại mang tiếng mê tín dị đoan.
Đại tá cựu chiến binh Nguyễn Văn Mười, nguyên đồn phó Đồn Công an nhân dân vũ trang huyện Lý Sơn (hiện đang sống ở TP Quảng Ngãi) kể lại: “Ban đầu người dân họ chưa biết gì. Đơn vị xuống ở với bà con và tuyên truyền về việc cách mạng hôm nay về đây giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ cuộc sống cho bà con”. Từ đó người dân yên tâm và có tin tức gì cũng chạy lên báo cáo với đơn vị.  
Sợi dây kết nối
Đảo Lý Sơn hiện nay trở thành đảo du lịch, vào những ngày lễ, hòn đảo này đón 1200-1500 du khách/ngày. Dòng người đi lại nườm nượp, nhưng cũng không làm dòng ký ức cũ trong một thế hệ người dân ở đảo nhạt phai. 44 năm sau ngày giải phóng, những người lính đầu tiên ra đảo vẫn giữ mối liên hệ với người dân ở đảo như một sợi dây tình cảm của anh em ruột thịt trong gia đình. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Trạc, nguyên thiếu úy đồn trường đầu tiên, quê ở Hà Nội, nhưng vẫn có dịp quay lại Quảng Ngãi thăm đồng đội cũ và bà con nhân dân trên đảo. Còn những cựu chiến binh như ông Đỗ Tấn Hải, Nguyễn Văn Mười… thì vẫn giữ sợi dây liên lạc, kết nghĩa với những người đã xem anh em như con em trong gia đình.
 
Anh em Công an nhân dân vũ trang chụp hình lưu niệm ngày ra tiếp quản đảo Lý Sơn
Đồn Công an nhân dân vũ trang 53 Lý Sơn, sau này được đổi tên thành Đồn biên phòng 328 Lý Sơn. Ngày 3/5 được chọn làm ngày truyền thống của đơn vị. Đại tá cựu chiến binh Nguyễn Văn Mười, Đỗ Tấn Hải, người từng được dân đảo xem là tướng 2 sao, 3 sao chia sẻ: “Kỷ niệm khó quên nhất khi ra đảo thành lập đồn, đó là người dân luôn xem mình như con em ruột thịt. Nhờ có chỗ dựa vững chắc đó nên sau này các tổ chức phản động ra đảo móc nối, lôi kéo đều bị phát hiện và bắt giữ”.
Lê Văn Chương (Nông nghiệp Việt Nam/Kiến thức gia đình số 17)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.