Đak Pơ cần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Chiều 21-9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long cùng đoàn công tác của tỉnh đã có buổi làm việc với huyện Đak Pơ về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh của địa phương từ đầu năm đến nay.

Những kết quả nổi bật

Trước khi làm việc với huyện, đoàn công tác đã đi khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế tại Cụm Công nghiệp số 1 huyện Đak Pơ và tuyến đường vành đai phía Bắc thị trấn Đak Pơ. Cụm Công nghiệp số 1 huyện Đak Pơ có quy mô 75 ha với tổng mức đầu tư tạm tính 572 tỷ đồng, trong đó, vốn doanh nghiệp 171,6 tỷ đồng, còn lại là vốn vay. Tuyến đường vành đai phía Bắc thị trấn Đak Pơ dài 5,288 km, điểm đầu giáp Km 90+30 quốc lộ 19, điểm cuối giáp Km 94+700 quốc lộ 19, thuộc Dự án đường giao thông huyện Đak Pơ, thực hiện trong giai đoạn 2023-2025.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ Bùi Văn Khánh đã báo cáo một số kết quả nổi bật của huyện trên các lĩnh vực từ đầu năm 2023 đến nay. Về phát triển kinh tế, đến nay, toàn huyện đã gieo trồng được 23.528 ha (đạt 100,2% kế hoạch); năng suất, sản lượng của hầu hết các loại cây trồng vụ Đông Xuân đều đạt và xấp xỉ đạt kế hoạch; đàn gia súc, gia cầm sinh trưởng, phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra. Công tác quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng được địa phương chủ động triển khai thực hiện. Các địa phương, đơn vị đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân trồng 236,32 ha rừng sản xuất, trong đó, diện tích trồng rừng theo kế hoạch là 146,01 ha (đạt 82,4% kế hoạch), diện tích trồng lại rừng sau khai thác là 90,31 ha.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên 275 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), đạt 80,5% kế hoạch và bằng 104% so với cùng kỳ năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ gần 299 tỷ đồng (đạt 76,8% kế hoạch, bằng 107,8% so với cùng kỳ năm trước). Trên địa bàn huyện có 2 hợp tác xã mới thành lập. Đến ngày 13-9, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện được hơn 24 tỷ đồng (đạt 61,59% kế hoạch), tổng chi ngân sách gần 178 tỷ đồng.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long (thứ 3 từ phải sang) rà soát thông tin bản đồ quy hoạch Dự án đường giao thông huyện Đak Pơ. Ảnh: P.D

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long (thứ 3 từ phải sang) rà soát thông tin bản đồ quy hoạch Dự án đường giao thông huyện Đak Pơ. Ảnh: P.D

Huyện đã hoàn thành việc bồi thường giải phóng mặt bằng 2/9 dự án. Trong đó, Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên đoạn qua địa bàn huyện đã bàn giao 2,05/2,1 km mặt bằng cho chủ đầu tư; bàn giao 14,9/18 km mặt bằng để thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn Km 90-Km 108. Huyện tiếp tục đẩy nhanh công tác lập hồ sơ, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công và nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2023; kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án trên địa bàn.

Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện đã giải ngân 6,297 tỷ đồng vốn năm 2022 (đạt 58% kế hoạch) và hơn 2,756 tỷ đồng vốn năm 2023 (đạt 8,4% kế hoạch). Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2022 đã giải ngân 527 triệu đồng (đạt 25,36% kế hoạch) và năm 2023 đang lập thủ tục hồ sơ, chưa giải ngân. Vốn Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới năm 2022 đã giải ngân hơn 8,563 tỷ đồng (đạt 49,98% kế hoạch), năm 2023 đã giải ngân hơn 315 triệu đồng (đạt 2,8% kế hoạch).

Thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao tiêu chí chính quyền điện tử của địa phương. Đồng thời, quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến công tác giáo dục, y tế, việc làm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, di tích trên địa bàn; chú trọng công tác nắm bắt tình hình, giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Theo đó, từ đầu năm 2023 đến nay, UBND các cấp đã giải quyết 29 đơn, đang giải quyết 9 đơn thuộc thẩm quyền; tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ; tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-quân sự địa phương năm 2023.

Đối với công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên, từ đầu năm đến nay, Đảng bộ huyện đã kết nạp 50 đảng viên mới (đạt 96,15% kế hoạch); tiếp tục rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng; đề nghị trao huy hiệu Đảng cho các đảng viên đủ điều kiện theo quy định.

Cần quyết tâm, nỗ lực hơn nữa

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ cũng nêu rõ một số tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của địa phương như: Tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp vẫn còn xảy ra; tiến độ triển khai thực hiện việc lập hồ sơ, điều chỉnh quy hoạch, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm; tiến độ triển khai thực hiện các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, vốn các chương trình MTQG chưa đảm bảo kế hoạch đề ra; một số khoản thu ngân sách chưa đạt kế hoạch...

Trên cơ sở đó, huyện kiến nghị, đề xuất một số nội dung liên quan đến lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản, thu hút đầu tư, các chương trình MTQG, quy hoạch, lâm nghiệp... Cụ thể: Đề nghị UBND tỉnh xem xét, ban hành quyết định về mức hỗ trợ tiền thuê nhà trong công tác giải phóng mặt bằng để UBND huyện có cơ sở áp dụng trên địa bàn huyện; xem xét, quyết định thu hồi 2.016,25 ha đất trên địa bàn huyện đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng giao về địa phương quản lý, sử dụng; xem xét, bổ sung các mỏ khoáng sản của huyện đã đề nghị vào quy hoạch chung của tỉnh giai đoạn 2020-2025...

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Dung Minh

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Dung Minh

Nhân chuyến làm việc tại huyện Đak Pơ, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long và đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền tưởng niệm liệt sĩ Đak Pơ.

Tham gia ý kiến tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đinh Hữu Hòa đề nghị huyện cần gắn trách nhiệm người đứng đầu và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là các dự án có vốn đầu tư từ năm 2022 kéo dài sang năm 2023. Liên quan đến kiến nghị về việc hỗ trợ thêm từ nguồn vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025 để huyện Đak Pơ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị địa phương rà soát, đánh giá cụ thể các tiêu chí chưa đạt; với từng tiêu chí cần các nguồn lực như thế nào. Trên cơ sở đó, các sở, ngành sẽ tham mưu với tỉnh xem xét, bố trí phù hợp.

Về đề xuất xem xét thu hồi 65 ha đất của Trại giống vật nuôi Đak Pơ giao lại cho huyện nhằm tạo quỹ đất phục vụ kêu gọi đầu tư và thực hiện các công trình để phát triển kinh tế-xã hội địa phương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Trần Quốc Khánh cho rằng đây là đề nghị chính đáng và Sở cũng đã nhận được tờ trình. Tuy nhiên, để việc thu hồi đất được triển khai thực hiện đúng quy trình, quy định, đề nghị huyện bổ sung quy hoạch, kế hoạch và đề xuất cụ thể hướng đền bù (nếu có). Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh: Đak Pơ là địa phương duy nhất trên địa bàn tỉnh hiện còn quỹ đất 5%. Do đó, huyện cần tận dụng có hiệu quả nguồn lực này để kêu gọi, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long (thứ 2 bên phải sang) rà soát thông tin bản đồ quy hoạch Cụm Công nghiệp số 1 huyện Đak Pơ. Ảnh: Phương Dung

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long (thứ 2 bên phải sang) rà soát thông tin bản đồ quy hoạch Cụm Công nghiệp số 1 huyện Đak Pơ. Ảnh: Phương Dung

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà huyện Đak Pơ đã nỗ lực đạt được từ đầu năm 2023 đến nay. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Huyện Đak Pơ có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội với thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Do đó, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục đoàn kết, thống nhất, quyết tâm tổ chức thực hiện nhằm phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Trong đó, bám sát kết luận Hội nghị giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Hội nghị giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện để xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể duy trì, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu đã đạt và vượt của địa phương trong nửa đầu nhiệm kỳ; đề ra giải pháp căn cơ, đột phá và tập trung nguồn lực, biện pháp, cách làm, quyết tâm thực hiện hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra của giai đoạn 2021-2025; tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vốn kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023; chủ động phối hợp với các sở, ngành để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đầu tư công và các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn huyện; rà soát các quỹ đất chưa sử dụng để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng cho phù hợp.

Bên cạnh đó, huyện cần tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông nghiệp; nỗ lực, quyết tâm hơn nữa trong thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ trong thu ngân sách, đảm bảo hoàn thành đạt và vượt kế hoạch năm 2023; quản lý việc chi ngân sách chặt chẽ, đúng quy định; thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai; tiếp tục tăng cường công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường; đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh đề án quy hoạch chung các xã và các quy hoạch khác phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư trên địa bàn. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả 3 chương trình MTQG. Mặt khác, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đấu tranh trấn áp các loại tội phạm trên địa bàn.

Liên quan đến Cụm Công nghiệp số 1 huyện Đak Pơ, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ rõ, đất quy hoạch thuộc Cụm Công nghiệp chủ yếu là đất nông nghiệp nên công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng sẽ có những thuận lợi nhất định. Hơn nữa, Cụm Công nghiệp nằm gần tuyến quốc lộ 19 và các địa phương ở khu vực phía Đông tỉnh nên mang tính kết nối cao. Do đó, đề nghị các sở, ngành của tỉnh và huyện cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh việc kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư để sớm triển khai thực hiện dự án. Về tuyến đường vành đai phía Bắc thị trấn Đak Pơ, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành của tỉnh hỗ trợ huyện tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến đất quốc phòng đoạn tiếp giáp với quốc lộ 19 để có những điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo mặt bằng sạch khi có nguồn vốn của trung ương phân bổ sẽ bắt tay vào triển khai thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, an toàn, lành mạnh

UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, an toàn, lành mạnh

(GLO)- Ngày 5-12, UBND tỉnh Gia Lai có văn bản triển khai Công điện số 1177/CĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.
6 tập thể, cá nhân thuộc Công an tỉnh Gia Lai được khen thưởng

6 tập thể, cá nhân thuộc Công an tỉnh Gia Lai được khen thưởng

(GLO)- Trong tháng 11-2023, lực lượng Công an toàn tỉnh đã nỗ lực triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp công tác, tăng cường bám nắm địa bàn, chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động phục hồi FULRO, “Tin lành Đê ga”, trốn ra nước ngoài; đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023, được UBND tỉnh và các sở, ngành đánh giá cao.

Gia Lai: Giao UBND xã quản lý, vận hành, bảo trì công trình đầu tư quy mô nhỏ

Gia Lai: Giao UBND xã quản lý, vận hành, bảo trì công trình đầu tư quy mô nhỏ

(GLO)- Ngày 4-12, UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 43/2023/QĐ-UBND ban hành Quy định việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trao tặng học bổng và bò giống, khám bệnh cho nhân dân 2 bên biên giới

Trao tặng học bổng và bò giống, khám bệnh cho nhân dân 2 bên biên giới

(GLO)-

Sáng 4-12, tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), thừa ủy quyền Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương hai bên biên giới tổ chức chương trình trao tặng học bổng "Nâng bước em tới trường" và trao tặng bò giống cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở địa bàn khu vực biên giới tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia).

Chuyến công tác của Thủ tướng tại Thổ Nhĩ Kỳ và UAE: Khẳng định vị thế, uy tín, hình ảnh của một Việt Nam năng động, mạnh mẽ

Chuyến công tác của Thủ tướng tại Thổ Nhĩ Kỳ và UAE: Khẳng định vị thế, uy tín, hình ảnh của một Việt Nam năng động, mạnh mẽ

(GLO)- Qua chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Thổ Nhĩ Kỳ và UAE đã khẳng định vị thế, uy tín, hình ảnh của một Việt Nam năng động, mạnh mẽ. Chuyến công tác cũng tạo đột phá, mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và tạo ra những xung lực để đưa quan hệ song phương Việt Nam-UAE lên tầm cao mới; đồng thời góp phần thu hút đầu tư, huy động những nguồn lực to lớn hơn phục vụ phát triển đất nước.
Gia Lai: Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 12,09% xuống còn 8,11%

Gia Lai: Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 12,09% xuống còn 8,11%

(GLO)- Chiều 1-12, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), các đồng chí Tỉnh ủy viên: Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2021-2025; Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2021-2025 đồng chủ trì hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Sở Xây dựng giám sát hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Kông Chro

Sở Xây dựng giám sát hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Kông Chro

(GLO)- Trong 3 ngày (từ 29-11 đến 1-12), đoàn công tác của Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai đã tổ chức giám sát việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo năm 2023 theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại thị trấn Kông Chro và các xã: Yang Trung, Đak Pơ Pho, Chơ Glong và Đak Pling (huyện Kông Chro).
Có phải đổi CĂN CƯỚC CÔNG DÂN sang thẻ CĂN CƯỚC? CMND còn thời hạn được sử dụng đến khi nào?

Có phải đổi CĂN CƯỚC CÔNG DÂN sang thẻ CĂN CƯỚC? CMND còn thời hạn được sử dụng đến khi nào?

Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 1/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước. Trường hợp Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Gia Lai: Ưu tiên nguồn lực giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Ưu tiên nguồn lực giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai hiện còn 31.502 hộ nghèo (chiếm 8,11%), trong đó có 28.173 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 17,05% tổng số hộ DTTS. Để tiếp tục kéo giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, nhất là hộ nghèo DTTS, các ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên.
Quy hoạch vùng Tây Nguyên phát triển xanh-hài hòa-bền vững

Quy hoạch vùng Tây Nguyên phát triển xanh-hài hòa-bền vững

(GLO)- Chiều 30-11, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên đã chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ 2 chuyên đề về Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.