Đắk Nông: Dùng súng tự chế bắn vợ và mẹ vợ rồi tự sát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cãi cọ với vợ sau cuộc nhậu, một nghi phạm ở Đắk Nông dùng súng tự chế bắn vợ và mẹ vợ, rồi đem 2 con nhỏ đi gửi nhà người thân, sau đó quay về nhà tự bắn vào cổ mình tự sát.
 
Bệnh nhân trong vụ nổ súng đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây nguyên. Ảnh: Hoàng Bình
Ngày 25.11, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk) cho biết đang cấp cứu điều trị 3 bệnh nhân trong một gia đình, gồm: Mã Tuấn Đạt (30 tuổi), chị H’H. (27 tuổi) và bà H’D. (64 tuổi, cùng trú xã Thuận An, H.Đắk Mil, Đắk Nông).
Một bác sĩ khoa Ngoại thần kinh của bệnh viện cho biết 3 bệnh nhân bị vết thương do đạn bắn ở phần đầu và cổ, mất nhiều máu; trong đó bà H’D. và Đạt phải mổ đế lấy đạn ra ngoài, còn chị H'H. bị đạn sượt qua trán.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 22 giờ ngày 24.11, Đạt đi nhậu về và cự cãi với vợ là chị H’H. Không giữ được bình tĩnh, Đạt lấy súng tự chế cất trong nhà bắn một phát vào đầu vợ; sau đó bắn 2 phát vào vùng cổ bà H’D. (mẹ vợ Đạt).
Sau khi gây án, Đạt bế 2 con nhỏ sang nhà người thân nhờ chăm sóc rồi về lại nhà dùng súng tự bắn vào cổ mình tự sát nhưng không chết.
Nghe ồn ào, hàng xóm chạy qua nhà Đạt thì phát hiện vụ việc nên trình báo cơ quan chức năng và đưa 3 người bị thương đi cấp cứu.
Hiện Công an H.Đắk Mil đang cùng các cơ quan chức năng Đắk Nông khám nghiệm hiện trường để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Trung Chuyên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.