Đắk Nông cưỡng chế 15 trường hợp lấn chiếm đất rừng ven Quốc lộ 28

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND huyện Đắk Glong đang tổ chức cưỡng chế 15 trường hợp lấn chiếm trái phép hơn 3,7ha đất rừng ven Quốc lộ 28.
 
UBND huyện Đắk Glong tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trên đất rừng. Ảnh: Phan Tuấn
UBND huyện Đắk Glong tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trên đất rừng. Ảnh: Phan Tuấn
Ngày 9.3, UBND huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) đã tổ chức đoàn cưỡng chế 15 trường hợp lấn chiếm trái phép đất rừng ven quốc lộ 28, nằm trên địa bàn xã Quảng Sơn.
Theo đó, 15 hộ dân này được xác định đang lấn chiếm với tổng diện tích hơn 3,7ha. Phần đất các hộ dân lấn chiếm đang thuộc quyền quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn quản lý. Trên phần đất này, nhiều trường hợp đã xây dựng nhà cửa, trồng cây nông nghiệp…
Trong quá trình đoàn cưỡng chế làm nhiệm vụ, một số trường hợp thuộc diện bị cưỡng chế đã xin tự nguyện di dời tài sản ra khỏi phần vi phạm. Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng đã có hành vi chống đối. 
Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong Trần Nam Thuần cho biết, việc cưỡng chế nhằm bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý đất đai, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Sau khi cưỡng chế, những diện tích đất thu hồi sẽ được huyện bàn giao lại cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn tiếp tục quản lý, trồng rừng. Theo kế hoạch, thời gian cưỡng chế sẽ được thực hiện từ ngày 9 - 23.3.2022.
Khu vực cưỡng chế nằm trong diện tích hơn 162 ha rừng và đất rừng được UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH Thương mại Nguyên Vũ quản lý, bảo vệ từ năm 2016. Tuy nhiên, công ty này quản lý không tốt, để nhiều người dân lấn chiếm. Năm 2018, UBND tỉnh đã thu hồi toàn bộ diện tích để giao cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn quản lý.
Theo PHAN TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.