Đắk Lắk sẽ có 101 đơn vị hành chính nếu sáp nhập với Phú Yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi sáp nhập với Phú Yên, Đắk Lắk có diện tích 1.809,640km2 và 101 đơn vị hành chính trực thuộc.

Ngày 18-4, tại tỉnh Đắk Lắk, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Cao Thị Hòa An phát biểu tại hội nghị
Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Cao Thị Hòa An phát biểu tại hội nghị

Theo đề án, đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, sẽ hợp nhất các tổ chức của hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên, lấy tên tỉnh Đắk Lắk, gồm Ban Tổ chức, Ban Nội chính, Văn phòng, Ban Tuyên giáo và Dân vận, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Trường Chính trị Đắk Lắk sau khi hợp nhất có trụ sở chính đặt tại phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột và cơ sở 2 đặt tại phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Hợp nhất các cơ quan báo, đài phát thanh và truyền hình hai tỉnh thành Báo Đắk Lắk, trụ sở chính đặt tại Đắk Lắk.

Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên, sẽ thành lập các cơ quan thuộc HĐND tỉnh và Đoàn ĐBQH tỉnh, gồm một Phó trưởng Đoàn Phụ trách Đoàn ĐBQH, một Phó trưởng Đoàn Chuyên trách và các đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm…

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Sau khi sáp nhập tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, tên gọi mới là tỉnh Đắk Lắk có diện tích 1.809,640km2 (đạt 226,20% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 3.339.616 người (đạt 371,07% so với tiêu chuẩn); có 101 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó tỉnh Đắk Lắk có 67, tỉnh Phú Yên có 34. Trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh Đắk Lắk mới đặt tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Theo MAI CƯỜNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.