Đắk Lắk cùng Phú Yên kiến nghị sớm làm cao tốc kết nối rừng biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chủ tịch hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên tiếp tục kiến kiến nghị Bộ GTVT trình Thủ tướng sớm đầu tư cao tốc kết nối rừng biển.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị và Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Tạ Anh Tuấn vừa ký tờ gửi gửi Bộ GTVT cập nhật, bổ sung quy hoạch đường sắt và sớm triển khai thực hiện đầu tư tuyến đường bộ cao tốc kết nối rừng biển, từ Đắk Lắk xuống Phú Yên.

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang trong quá trình thi công. Ảnh minh họa

Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang trong quá trình thi công. Ảnh minh họa

Đường sắt Đông - Tây kết nối rừng biển

Theo quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt, tuyến đường sắt Tuy Hòa (Phú Yên) - Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) là trục đường sắt Đông - Tây kết nối đoạn giữa tuyến đường sắt khu vực Tây Nguyên (từ Đà Nẵng đi Kon Tum, Đắk Lắk, rồi xuống Bình Phước) với tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Điểm đầu tuyến đường sắt Đông - Tây này nối với đường sắt thống nhất Bắc - Nam ở vị trí Km1209+350, khu vực Ga Phú Hiệp mới, thuộc thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Điểm đấu nối với đường sắt khu vực Tây Nguyên là thành phố Buôn Ma Thuột.

Theo quy hoạch này, tổng chiều dài tuyến đường sắt kết nối rừng biển này khoảng 169km, đường đơn, khổ ray 1.435mm. Giai đoạn đầu tư từ năm 2020 - 2030 và sau năm 2030, bằng cả vốn ngân sách và vốn tư nhân.

Trung tâm TP Buôn Ma Thuột. Ảnh: VŨ LONG

Trung tâm TP Buôn Ma Thuột. Ảnh: VŨ LONG

Ngoài tuyến đường sắt Đông - Tây này, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt còn có tuyến đường bộ cao tốc kết nối rừng biển, tức từ Đắc Lắk trên rừng núi cao nguyên xuống tỉnh ven biển Phú Yên.

Quy hoạch xác định điểm đầu cao tốc là cảng biển Bãi Gốc đến điểm cuối tại khu vực cửa khẩu Đắk Ruê, tổng chiều dài khoảng 220Km; quy mô đầu tư từ 2 đến 4 làn xe.

Đây là tuyến kết nối với các trục giao thông trọng yếu quan trọng của quốc gia, như tuyến đường bộ ven biển Việt Nam, quốc lộ 29, quốc lộ 1, cao tốc Bắc Nam, đường trường Sơn Đông, quốc lộ 14, quốc lộ14C và các tuyến đường tỉnh lộ của hai tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk.

Tuyến cao tốc kết nối rừng biển này sẽ đi qua Khu kinh tế Nam Phú Yên, dọc theo hệ thống cảng cạn trên hành lang vận tải quốc lộ 29, kết nối cửa khẩu, cảng biển, sân bay, đường sắt.

Các quan điểm, chủ trương lớn về phát triển hạ tầng giao thông đường sắt, đường bộ cũng được Bộ Chính trị nhấn mạnh trong Kết luận số 49 và số 67, Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị…

Khai thác tiềm năng, đảm bảo an ninh khu vực

Lãnh đạo UBND hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên xác định, đường sắt và cao tốc là hai phương thức vận tải, là trục đường chiến lược kết nối Đông - Tây, kết nối rừng với biển; kết nối đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên và duyên hải miền Trung; kết nối hệ thống đường sắt Tây Nguyên với đường sắt Bắc - Nam và nhánh rẽ đường sắt vào cảng Bãi Gốc.

Tháp Nghinh Phong, công trình mang tính biểu tượng của tỉnh Phú Yên. Ảnh: HUỲNH HẢI

Tháp Nghinh Phong, công trình mang tính biểu tượng của tỉnh Phú Yên. Ảnh: HUỲNH HẢI

Kết nối hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông với đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây; tuyến đi qua các cảng cạn trên hành lang vận tải Đông - Tây, Bắc - Nam, mở ra phương thức vận chuyển khối lượng lớn, có giá cước vận chuyển thấp, năng suất cao.

Điều này còn làm tăng khả năng liên kết vùng, kết nối giao thông đa phương thức, thuận lợi. Từ đó, nâng cao năng lực thông hành, giảm chi phí logictis; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Các tuyến giao thông kết nối Đông - Tây còn giúp đảm bảo quốc phòng an ninh của hai tỉnh nói riêng và khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung nói chung, từng bước hình thành và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông các tỉnh trong trục tam giác Campuchia - Lào - Việt Nam.

Trên cơ sở đó, hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên cùng đề nghị Bộ GTVT quan tâm, xem xét, báo cáo Thủ tướng chấp thuận chủ trương sớm đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Phú Yên - Đắk Lắk, trước năm 2030. Đồng thời hai tỉnh cũng đề nghị cập nhật, điều chỉnh quy hoạch đường sắt theo hướng bổ sung "tầm nhìn đến năm 2050" cho đồng bộ với quy hoạch hệ thống đường bộ.

Thế mạnh rừng biển

Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, là một cực quan trọng trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam; có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng của vùng Tây Nguyên.

Địa bàn rộng, dư địa và nhu cầu đầu tư phát triển mạng lưới, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt rất lớn. Nếu phát triển mạng lưới giao thông (đầu tư cao tốc, đường sắt) sẽ tận dụng được các tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển nông nghiệp, du lịch, năng lượng tái tạo…

Còn Phú Yên là một tỉnh duyên hải của tiểu vùng Nam Trung Bộ thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Đặc biệt là trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh Quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.