Đak Đoa: Hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Đak Đoa (Gia Lai) đang triển khai các biện pháp hỗ trợ toàn diện cho 2 làng đặc biệt khó khăn Đê Pral và Đê Sơ Mei (xã Đak Sơ Mei) nhằm giúp người dân nâng cao đời sống, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đê Pral và Đê Sơ Mei là 2 làng đặc biệt khó khăn của xã Đak Sơ Mei. Làng Đê Pral có 89 hộ với 436 khẩu, trong đó có 53 hộ nghèo (chiếm 59,5%), 21 hộ cận nghèo (chiếm 23,6%). Làng Đê Sơ Mei có 166 hộ với 1.047 khẩu, trong đó có 108 hộ nghèo (chiếm 65%), 34 hộ cận nghèo (chiếm 19,1%).
Xây dựng điểm trường làng Đê Pral với tổng kinh phí 800 triệu đồng. Ảnh: L.N
Xây dựng điểm trường làng Đê Pral với tổng kinh phí 800 triệu đồng. Ảnh: L.N
Ông Loi-Trưởng thôn Đê Pral-cho biết: “Theo thống kê, trong làng còn 28 hộ nhà ở tạm bợ, dột nát cần hỗ trợ xây mới; 63 hộ có diện tích nhà ở chưa đạt chuẩn (8 m2/người); 91 hộ chưa có nhà vệ sinh; 24 hộ chưa có điện sử dụng và có 66 hộ chưa có ti vi hoặc ti vi hư hỏng không xem được thường xuyên; 87 hộ chưa có phương tiện đi lại, lao động; 11 hộ thiếu đất sản xuất (do mới tách hộ); 20 hộ có đất sản xuất nhưng bỏ hoang do thiếu vốn, thiếu lao động... Ngoài ra, làng Đê Pral nằm tại khu vực cao nên nguồn nước tưới cho các loại cây trồng gặp rất nhiều khó khăn, người dân dù có đất sản xuất nhưng không thể chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như cà phê. Bên cạnh đó, một số người còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước”. Theo ông Loi, để giúp dân làng phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng hệ thống kênh mương cho bà con sản xuất lúa nước; đầu tư bể nước sinh hoạt vì hiện tại cả làng mới chỉ có 1 bể nước; hỗ trợ kéo điện lưới quốc gia từ đầu làng đến cuối làng để người dân sử dụng...
 
Ông Lê Tấn Hùng-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa: Từ nay đến năm 2020, Phòng sẽ hỗ trợ bò giống cho 21 hộ nghèo và cận nghèo; liên kết với doanh nghiệp triển khai mô hình trồng cây sachi trên diện tích 11,5 ha; kéo trên 500 m đường ống nước tự chảy từ làng Đê Sơ Mei về Trường Mẫu giáo của làng; xây tường rào, làm sân, làm nhà vệ sinh cho Trường Mẫu giáo của 2 làng và làm khoảng 280 m đường giao thông nội thôn… Đồng thời, phối hợp với UBND xã Đak Sơ Mei vận động người dân triển khai sản xuất hết diện tích, không bỏ hoang đồng ruộng.

Cũng như Đê Pral, làng Đê Sơ Mei có 11 hộ ở nhà tạm bợ, dột nát cần hỗ trợ xây mới; 71 hộ có diện tích nhà chưa đạt chuẩn (8 m2/người); 174 hộ chưa có nhà vệ sinh; 43 hộ chưa có điện sử dụng; 84 hộ chưa có ti vi hoặc ti vi hư hỏng không xem được thường xuyên. Về cơ bản, làng Đê Sơ Mei không có hộ nào thiếu đất sản xuất nhưng có 67 hộ để trống đất sản xuất với tổng diện tích 60,4 ha. Mặt khác, điều kiện tự nhiên ở đây không được thuận lợi, địa hình dốc, đất đai kém màu mỡ... Đây chính là những nguyên nhân khiến tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của làng còn cao.
Trước thực tế trên, UBND huyện Đak Đoa đã tiến hành khảo sát và xây dựng kế hoạch giúp nhân dân 2 làng từng bước phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Ông Nguyễn Cao Thuấn-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Sơ Mei-cho biết: Theo kế hoạch của UBND huyện, từ năm 2018 đến 2020, huyện sẽ triển khai các biện pháp hỗ trợ toàn diện cho 2 làng với tổng kinh phí hơn 3,5 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước đầu tư hơn 3,4 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 121,5 triệu đồng.
Phó Chủ tịch UBND xã Đak Sơ Mei cho biết thêm: “Để giúp người dân 2 làng từng bước vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống và thu hẹp dần sự chênh lệch với các thôn, làng khác, UBND huyện sẽ tập trung vào việc thay đổi tập quán, thói quen canh tác, nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nhân dân khai hoang đồng ruộng để có đất canh tác lúa 2 vụ, cải tạo vườn tạp bằng mô hình trồng cây ăn quả và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi, đường giao thông nội thôn, nội đồng. Mở các lớp xóa mù chữ. Vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp và dạy nghề cho người trong độ tuổi lao động. Vận động, tư vấn sức khỏe sinh sản, thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Duy trì, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.