Đak Đoa đẩy mạnh công tác thu ngân sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, do chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên kết quả thu ngân sách của huyện Đak Đoa còn hạn chế. Nói về vấn đề này, ông Trần Kim Hùng-Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Đak Đoa cho hay: “Dự lường khó khăn này nên ngay từ đầu năm 2014, Chi cục đã triển khai nhiều biện pháp để tăng thu bù đắp một phần khoản giảm thu từ hàng nông sản”.
 

Ông Trần Kim Hùng-Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Đak Đoa. Ảnh: Tú Uyên
Ông Trần Kim Hùng-Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Đak Đoa. Ảnh: Tú Uyên

Cụ thể, huyện đã tiến hành kiểm tra, khảo sát tình hình kinh doanh của các hộ nộp thuế theo phương pháp khoán để chuẩn bị cho việc ổn định thuế và lập sổ thuế hộ khoán, thuế môn bài năm 2014. Chi cục Thuế thực hiện các chính sách thuế mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh nhằm nuôi dưỡng nguồn thu. Nhờ vậy, trong tháng 1-2014, Chi cục Thuế đã hoàn thành dự toán thu về thuế môn bài; thu thuế từ hộ nộp thuế theo phương pháp khoán đạt 98% so với số lập bộ. Toàn huyện có 84 công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động. Số tiền nợ thuế lên đến 3,957 tỷ đồng, số tiền phạt do nợ thuế ước khoảng 3,700 tỷ đồng. Hiện tại, huyện vẫn đang áp dụng các hình thức xử phạt, cưỡng chế đối với từng trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, Chi cục Thuế còn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức thu thuế xây dựng cơ bản nhà tư nhân ngay từ đầu năm, tổng thu từ khoản này trong quý I-2014 đạt 59 triệu đồng, bằng 197% so với cùng kỳ năm trước.

Nỗ lực là vậy nhưng kết quả thu ngân sách của huyện Đak Đoa vẫn chưa đạt so với dự toán. Tính đến hết quý I-2014, toàn huyện mới thu được 7,744 tỷ đồng, đạt 16% dự toán năm và bằng 62% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, thuế công thương nghiệp-ngoài quốc doanh đạt 3,833 tỷ đồng, chiếm 77% tổng thu ngân sách, bằng 12,13% so với dự toán và bằng 41% so với cùng kỳ năm trước. Thuế thu nhập cá nhân đạt 755 triệu đồng, đạt 24% so với dự toán và bằng 122% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn thu từ sử dụng đất đạt 1,581 tỷ đồng và bằng 20% so với dự toán, bằng 183% so với cùng kỳ. Các khoản mục khác như thu thuế nhà đất, lệ phí trước bạ, thu phí và lệ phí đều đạt khoảng 20%-27%. Riêng khoản thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 388 triệu đồng (đạt 77,6% so với dự toán); tiền thuê mặt đất 8 triệu đồng đạt 1% so với dự toán...

 

Theo ông Hùng, nguyên nhân thu ngân sách đạt thấp do việc áp dụng Luật sửa đổi, bổ sung về thuế giá trị gia tăng từ ngày 1-1-2014. Theo đó, khoản thu thuế công-thương nghiệp ngoài quốc doanh giảm khoảng 5,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013. Hiện nay, mức bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn huyện Đak Đoa còn thấp (năm 2013 là 24,4 triệu đồng), đây chính là lý do chỉ tiêu thuế thu nhập cá nhân không đạt dự toán. Đak Đoa vẫn còn là địa phương có quỹ đất đai ít, chủ yếu là đất nông nghiệp, mặt khác huyện chưa thực hiện bán và giao đất cho người dân nên khoản thu từ các chỉ tiêu hầu như chưa đạt dự toán.

Một trong những giải pháp tăng nguồn thu ngân sách trong quý II-2014 đã được UBND huyện xác định là: tăng cường rà soát hộ kinh doanh trên địa bàn, nhất là những hộ kinh doanh không có giấy phép để đưa vào diện quản lý thu thuế; thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm triển khai các sắc thuế sâu rộng đến cơ sở, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Cùng với đó, UBND huyện chỉ đạo Chi cục Thuế, Phòng Tài chính thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, nắm chắc các nguồn thu để động viên thu ngân sách nhà nước kịp thời. Triển khai mạnh công tác đôn đốc các doanh nghiệp và các cá nhân nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm 2013; đôn đốc các doanh nghiệp có số tiền thuế chênh lệch dương nộp ngay tiền thuế phải nộp thêm vào ngân sách nhà nước nhất là đợt quyết toán thuế thu nhập cá nhân tháng 3 vừa qua để xác định số thuế phải nộp sau quyết toán và đôn đốc thu dứt điểm vào ngân sách.

Tú Uyên

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.