Đại hội đại biểu Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai lần thứ VI

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 24-3, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku) đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai lần thứ VI (nhiệm kỳ 2019-2024).

Tham dự Đại hội có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Huỳnh Quang Thái-Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Huỳnh Thế Mạnh-Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đỗ Tiến Đông-Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng 60 đại biểu đại diện cho 169 hội viên thuộc 6 chuyên ngành.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông tặng hoa chúc mừng các thành viên Ban Chấp hành khóa VI (nhiệm kỳ 2019-2024). Ảnh: Phương Duyên
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành khóa VI (nhiệm kỳ 2019-2024). Ảnh: Phương Duyên

Nhiệm kỳ qua, dù gặp khó khăn về nhân sự và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai đã nỗ lực tổ chức thành công nhiều sự kiện như: Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội (1/8/1988-1/8/2018); Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ-Tây Nguyên năm 2019; chấm giải thưởng mỹ thuật khu vực Nam Trung Bộ-Tây Nguyên năm 2020; Triển lãm Mỹ thuật Gia Lai-Kon Tum năm 2020…

Bên cạnh đó, hàng năm, vào các ngày lễ lớn, Hội thường xuyên tổ chức những chương trình thơ nhạc ý nghĩa; phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh giới thiệu tác giả-tác phẩm, trao đổi các vấn đề về văn học nghệ thuật. Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Hội đã linh hoạt, chủ động chuyển hình thức tổ chức các chương trình thơ nhạc, giới thiệu tác giả-tác phẩm từ trực tiếp sang thu âm, ghi hình và phát trên trang Facebook của Hội nhằm đảm bảo an toàn trong phòng-chống dịch, được đông đảo hội viên hưởng ứng và công chúng đón nhận.

Thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật được đăng tải, Tạp chí Văn nghệ Gia Lai cũng đã góp phần làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; cung cấp cho bạn đọc những món ăn tinh thần bổ ích; phát hiện, bồi dưỡng các gương mặt trẻ… Mỗi năm, Hội còn tổ chức 2-3 đợt thực tế sáng tác, tham quan, học tập trong và ngoài tỉnh; tổ chức tốt việc mở trại sáng tác tại Đại Lải, Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Vũng Tàu. Với sự hỗ trợ tích cực của Hội và nỗ lực của các hội viên, 6 chuyên ngành gồm: Âm nhạc, Nhiếp ảnh, Văn học, Mỹ thuật, Múa và Sân khấu biểu diễn, Văn nghệ dân gian đều có những bước phát triển về số lượng lẫn chất lượng hội viên, tác phẩm.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông đánh giá: Đại hội đại biểu Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai lần thứ VI (nhiệm kỳ 2019-2024) là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị-xã hội, đồng thời cũng là ngày hội lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành tích mà Hội đạt được trong nhiệm kỳ qua.

 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông đề nghị cần tiếp tục tăng cường xây dựng khối đoàn kết trong đội ngũ văn nghệ sĩ. Ảnh: Phương Duyên
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Phương Duyên


Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông nhận định: Trong nhiệm kỳ qua, Hội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như vẫn còn ít tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, chưa tạo dấu ấn riêng của mỗi tác giả; các hoạt động văn học nghệ thuật chưa hướng đến rộng rãi công chúng, chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực trung tâm thành phố, ít tiếp cận vùng sâu, vùng xa; việc phát hiện, bồi dưỡng các tác giả là người dân tộc thiểu số còn hạn chế…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật, báo chí theo chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”.

Cùng với đó, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm, uy tín của Thường trực Hội, là cơ quan đầu mối, kết nối, tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi để hội viên hoạt động nghệ thuật tốt nhất; gắn kết chặt chẽ các hoạt động của Hội với các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; chủ động đề xuất với cấp có thẩm quyền về đảm bảo lợi ích cho hội viên gắn với lợi ích của địa phương.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông cũng lưu ý cần quan tâm tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ sáng tác trẻ; khai thác, phát huy có hiệu quả kho tàng văn hóa văn nghệ các dân tộc trong tỉnh. Đặc biệt, cần tiếp tục tăng cường xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong cơ quan Hội, trong đội ngũ văn nghệ sĩ để Hội ngày càng vững mạnh, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Gia Lai.

Tại Đại hội, Ban Chấp hành khóa VI đã ra mắt với 8 thành viên, trong đó 2 Phó Chủ tịch là Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng và nhà thơ Ngô Thị Thanh Vân (khuyết chức danh Chủ tịch Hội).

PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.