"Đặc nhiệm" blouse trắng (*): Gian khó truy vết, dập dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Thần tốc" truy vết, đi tắt đón đầu để ngăn chặn kịp đà lây lan với tốc độ nhanh của virus SARS-CoV-2 biến thể. Nếu không có sự nỗ lực, quyết tâm dập dịch của đội ngũ truy vết này thì số người lây nhiễm ở Việt Nam chắc chắn không dừng lại con số ít ỏi hiện nay.

Xét nghiệm nhanh chóng, chính xác đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện ca bệnh, ổ dịch, giúp hỗ trợ hiệu quả cho công tác truy vết, phong tỏa, cách ly ngăn chặn kịp thời sự lây lan...

Những "chiến binh" thầm lặng

Trong suốt những ngày Tết, hơn 40 con người của Khoa Xét nghiệm PCR của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) dường như không có chút thời gian ngơi nghỉ. Tâm thế làm việc khẩn trương, tập trung, chính xác, họ như chạy đua với thời gian. ThS Võ Tuấn Linh, Phó trưởng Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng HCDC, cho biết đội ngũ xét nghiệm làm vượt công suất suốt 24/24 giờ bởi cần gấp kết quả để truy vết. "Đặc biệt, một số chị có con nhỏ dưới 6 tháng hoặc những chị đang mang thai dù ban lãnh đạo khoa giải quyết cho ở nhà nghỉ, thế nhưng, tình hình căng quá, một số chị vẫn vào cơ quan, cố gắng chạy mẫu xét nghiệm cho kịp thời gian, bởi đợt này dịch xảy đến quá nhanh" - ThS Võ Tuấn Linh bày tỏ.

Chị Lê Thị Ánh Tuyết, nhân viên HCDC, cho biết làm việc tại sân bay có thể lên đến 24 giờ/ngày. Ăn cơm nhiều lúc không đúng bữa. Vì làm việc theo mỗi chuyến bay đáp xuống, nhiều lúc nguyên kíp trực chỉ ăn một bữa cơm trong ngày, có khi bỏ bữa. Nhiều lúc về đến nhà rồi lại nhận được lệnh có ca dương tính nên phải tiếp tục đi ra cộng đồng để điều tra và xử lý, thậm chí cũng không có thời gian nghỉ ngơi sau phiên trực dài như vậy.

Chị Từ Ngọc Hiền, Trung tâm Y tế quận 3, cho biết đa phần cán bộ y tế dự phòng ở quận huyện, phường xã đều không về quê, túc trực 24/24 giờ. Có thông tin là trong vòng 30 - 60 phút phải đi liền để điều tra, xác minh. "Nhờ dịch Covid-19 này, người dân mới biết được công việc của lực lượng cán bộ y tế dự phòng" - chị Hiền nói.

"Nói vui, nhiều lúc việc điều tra, truy vết của nhân viên y tế rất giống nghiệp vụ của lực lượng công an. Nhưng chống dịch là chúng tôi phải làm nhanh như vậy, đặc biệt trong lúc "dầu sôi lửa bỏng" - bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc HCDC, bày tỏ.

 

Đội truy vết của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai thường xuyên phải di chuyển trên những chiếc xe công nông để vào tới khu vực chòi rẫy của người dân truy vết . Ảnh: LÊ VĂN VINH
Đội truy vết của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai thường xuyên phải di chuyển trên những chiếc xe công nông để vào tới khu vực chòi rẫy của người dân truy vết . Ảnh: LÊ VĂN VINH


Tìm được người trốn khai báo

Sáng 1-2, nhận được thông tin các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương ghi nhận thêm một trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân là N.T.M.A (SN 2002; sinh viên Trường ĐH Thủ Dầu Một; là con gái của bệnh nhân 1801, ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương). Đặc biệt, có thông tin quan trọng không kém là A. từng tiếp xúc gần với mẹ, sau đó trở lại trường học. Từ ngày 19 đến 29-1, A. tiếp xúc với nhiều người tại nơi học, khu trọ và một số địa điểm ở TP Thủ Dầu Một.

Nhận được tin báo, bác sĩ Nguyễn Đào Sĩ Khanh, nhân viên Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ của Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng, cùng với một số cán bộ "thần tốc" lên đường truy vết.

Khi đến nơi, nhóm phát hiện người này sống cùng gia đình gồm 8 người, trong một khu nhà trọ. Qua "thăm hỏi", nhóm của bác sĩ Khanh còn phát hiện anh rể của bệnh nhân trên từng có mặt tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện tỉnh Bình Dương khi bệnh nhân A. đến thăm. Tuy nhiên trong thời điểm này, người anh rể không có mặt tại phòng trọ. Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhóm của bác sĩ Khanh biết được nam thanh niên này đang "trốn" tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương nên tổ chức mật phục để "tóm" được. Bác sĩ Khanh cho biết liên quan đến ca lây nhiễm tại huyện Phú Giáo, chỉ trong một ngày, đội truy vết đã phân loại được các trường hợp F1, F2 và F3. Nhờ vậy, Bình Dương nhanh chóng kiểm soát được nguồn lây.

Không quản ngày đêm

Ngay từ những ngày đầu, tỉnh Gia Lai đã xác định trên địa bàn có 2 ổ dịch Covid-19 tại xã Ia Trôk (huyện Ia Pa) và phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa). Khẩn trương truy vết những người có liên quan các ổ dịch này để đưa đi cách ly thì dịch mới không có nguy cơ bùng phát.

Bác sĩ Lê Văn Vinh - cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, dẫn đầu đội truy vết tại tâm dịch của thị xã Ayun Pa - cho biết bất kể ngày đêm, chỉ cần nhận được tin có ca F0 là mặc đồ bảo hộ, mang theo vật dụng rồi lập tức lên đường đưa người tiếp xúc gần đi cách ly.

Tuy vậy, đây đều là những vùng có tỉ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số cao, phong tục và tập quán riêng nên công tác truy vết gặp nhiều khó khăn. Đòi hỏi lực lượng truy vết vừa phải có kinh nghiệm vừa am hiểu địa phương, tập quán của người dân.

Công việc truy vết nhiều gian nan, nhiều người rất có ý thức hợp tác nhưng không ít người trốn tránh, ngại phải đi cách ly. Có người không chịu đi cách ly, chối rằng không gặp các F0 mà do bị "hãm hại". Các bác sĩ phải giải thích, vận động, thuyết phục mãi họ mới chịu theo về các khu cách ly tập trung.

Một khó khăn khác là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người dân đi làm nương rẫy có khi cả tuần mới trở về làng một lần. Nhiều bà con không biết mình là F1, F2 nên mải mê đi làm rẫy. Do đó, nhiều trường hợp đội truy vết phải đến tận nương rẫy, cách trung tâm hàng chục km để tìm gặp.

Hiện nay, đa số đồng bào dân tộc thiểu số đã giao tiếp bằng tiếng phổ thông nhưng trong đội truy vết luôn phải có y - bác sĩ là người hiểu phong tục, ngôn ngữ để dễ dàng hơn trong quá trình vận động họ đi cách ly.

"Nhiều người hỏi tôi là có sợ mắc bệnh không. Thật lòng là tôi không sợ vì đã xác định mình đã được bảo hộ chủ động nên sẽ cống hiến hết sức mình, nếu không may bị nhiễm thì điều trị thôi" - bác sĩ Vinh bày tỏ.

 


Theo BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc HCDC, TP HCM thành công nhất là việc áp dụng “chiến thuật” truy vết, xử lý, điều tra chặn đứng các chuỗi lây nhiễm. Để làm được điều này, từ những ngày đầu bùng phát dịch, HCDC xây dựng 6 đội truy vết, lúc cao điểm có thể lên đến 10 đội, mỗi đội 5-6 người, hoạt động theo chiến thuật đánh “du kích” trên diện rộng, chứ không gói gọn xử lý ca bệnh theo địa bàn. Khi có một ca chỉ điểm, các đội phải chạy theo xuyên suốt từ quận này đến quận khác. Đây là phương hướng rất mới, góp phần giúp TP HCM truy vết thành công, kiểm soát được từ rất sớm các chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng.



Theo NHÓM PV (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.