Đà Nẵng: Hơn 179.000 người lao động bị mất việc bởi dịch COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong số hơn 179.000 lao động nói trên, có 12.600 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, 59.600 lao động bị ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương và 106.800 lao động làm việc không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm.

 

Thống kê từ UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, tính đến thời điểm này, toàn thành phố có 39.250 lao động giảm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đặc biệt, toàn thành phố có hơn 179.000 người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong đó, có 12.600 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động; 59.600 lao động bị ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương và 106.800 lao động làm việc không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm.

Hiện UBND thành phố Đà Nẵng đang triển khai các nội dung hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo đó, ngành thuế đang triển khai gia hạn thời gian nộp thuế 5 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp tiền thuế, tiền thuê đất đối với các sắc thuế, như: Giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và tiền thuê đất phải nộp hàng năm.

Hỗ trợ theo Nghị quyết số 84 của Chính phủ như: Giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, cá nhân đang được nhà nước cho thuê đất trực tiếp phải ngừng sản xuất kinh doanh do dịch.

Giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước.

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đối với các khoản phải nộp phát sinh từ tháng 3.2020.

Cũng theo thống kê từ UBND thành phố Đà Nẵng, tính đến thời điểm này, thành phố đã hỗ trợ cho 4.481 đối tượng nộp thuế đề nghị gia hạn bị ảnh hưởng bởi dịch với tổng số thuế và tiền thuê đất đề nghị gia hạn là 558 tỉ đồng. 

Theo Ngân hàng nhà nước chi nhánh Đà Nẵng, hiện tổng dư nợ bị thiệt hại trên địa bàn thành phố là 52.498,42 tỉ đồng. Số dư nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 5.743,56 tỉ đồng với 3.232 khách hàng. Số dư nợ đã được miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ là 4.114,37 tỉ đồng.

 

Theo Tường Minh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.