Đa dạng hóa hình thức tập hợp phụ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm tập hợp, thu hút hội viên tích cực tham gia sinh hoạt Hội, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cư An (huyện Đak Pơ) đã không ngừng đổi mới nội dung cũng như phương thức hoạt động.

Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Cư An cụ thể hóa bằng các mô hình, câu lạc bộ, như: “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”, “Thôn phụ nữ kiểu mẫu”, “Đoạn đường phụ nữ tự quản”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Phụ nữ với pháp luật”, “Phụ nữ với an toàn giao thông”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”…  Bà Lưu Thị Phượng-Chủ tịch Hội LHPN xã, nhấn mạnh: “Việc xây dựng các mô hình, câu lạc bộ đã thu hút ngày càng đông phụ nữ tham gia tổ chức Hội, tùy theo đối tượng và sở thích. Trong 5 năm qua, Hội đã xây dựng mới 10 mô hình, câu lạc bộ với 592 thành viên tham gia”.

 

“Sinh hoạt chi hội điểm” ở thôn Thuận Công.     Ảnh: P.D
“Sinh hoạt chi hội điểm” ở thôn Thuận Công. Ảnh: P.D

“Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” được xem là một trong những mô hình mang lại hiệu quả cao. Lúc trước, bình quân mỗi năm, xã Cư An có 4-6 vụ việc liên quan đến tình trạng bạo lực gia đình. Nguyên nhân các vụ việc bắt nguồn từ việc các ông chồng thường xuyên nhậu nhẹt say xỉn, cờ bạc… về nhà đánh đập vợ con. Mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” đã trang bị cho các thành viên những kiến thức liên quan đến pháp luật, như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng-chống bạo lực gia đình… cũng như kỹ năng tư vấn, hòa giải ở cộng đồng. Hơn thế, mỗi thành viên trong mô hình cũng tích cực tuyên truyền, vận động, phân tích cho hội viên phụ nữ về những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và trở thành “địa chỉ” lánh nạn khi chị em bị bạo lực gia đình. “Nhờ đó, 2 năm trở lại đây, trên địa bàn xã không còn tình trạng bạo lực gia đình”-bà Lưu Thị Phượng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một số mô hình, câu lạc bộ: “Đoạn đường phụ nữ tự quản”, “Phụ nữ với an toàn giao thông”, “Phụ nữ với pháp luật”… cũng đã cụ thể hóa cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Theo bà Phượng, trước đây, xã Cư An được nhắc tới như một “điểm đen” về giữ gìn vệ sinh môi trường. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra ngoài đường khá phổ biến. Song nhờ đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền cũng như xây dựng 10/10 “Đoạn đường phụ nữ tự quản”, đến nay, ý thức của hội viên phụ nữ trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường đã được nâng cao. Phần lớn hội viên đã chấp hành tốt việc phân loại rác thải tại gia đình, đăng ký với các xe thu gom rác thải, đào hố rác tự hoại ngay tại vườn nhà, di dời chuồng trại ra phía sau nhà... Do đó, hiện nay, Cư An đã trở thành một “điểm sáng” về giữ gìn, bảo vệ môi trường.  

Mặt khác, để thu hút hội viên tham gia sinh hoạt, Hội đã xây dựng mô hình “Sinh hoạt chi hội điểm” ở thôn Thuận Công. Chị Nguyễn Thị Ân-Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Thuận Công, cho hay: Trước đây, mỗi khi đến kỳ sinh hoạt chi hội, chị em tham gia ít nên việc triển khai các nhiệm vụ rất khó khăn. Sau khi xây dựng mô hình “Sinh hoạt chi hội điểm”, thay vì nhắc nhở chị em đi sinh hoạt đầy đủ, chi hội viết giấy mời gửi đến tận tay hội viên. Tiếp đó, chi hội cũng triển khai mô hình “2+1”-một hội viên tham gia sinh hoạt vận động, tuyên truyền thêm 2 hội viên… Ngoài ra, Chi hội trưởng Phụ nữ thôn cũng thường xuyên xuống từng nhà gặp gỡ, trò chuyện cùng hội viên để nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và có hướng điều chỉnh về nội dung, hình thức sinh hoạt theo từng chuyên đề cho phù hợp… Đến nay, 100% hội viên trong chi hội đều tích cực tham gia sinh hoạt Hội và có nhiều ý kiến đóng góp để xây dựng chi hội ngày càng vững mạnh.

Nói về hiệu quả của công tác tập hợp, thu hút hội viên thông qua các mô hình, câu lạc bộ, bà Lưu Thị Phượng nhấn mạnh: Tỷ lệ tập hợp hội viên Hội LHPN xã Cư An đạt 74,4%; xếp loại hàng năm có 80% chi hội vững mạnh, không có chi hội trung bình, yếu kém; 80% trở lên cán bộ Hội đạt danh hiệu “Cán bộ Hội cơ sở giỏi”… Mặt khác, các mô hình, câu lạc bộ còn là diễn đàn giúp chị em có thêm kiến thức, kinh nghiệm để thay đổi cách nghĩ, cách làm. Riêng nguồn quỹ do các thành viên câu lạc bộ, mô hình đóng góp cũng là một kênh giúp hội viên vay vốn với lãi suất thấp để ổn định cuộc sống.

Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.