Cựu binh Mỹ và cây vĩ cầm gắn bó với phụ nữ nghèo Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

25 năm qua, ông Mike Boehm là "ông Mai phụ nữ" ở vùng nông thôn nghèo Quảng Ngãi. 25 năm qua ông cũng góp tiếng vĩ cầm trong mỗi lễ tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai.

Chiều 14-3, bà Phạm Thị Hồng Hải - phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Quảng Ngãi - đã thay mặt Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trao kỷ niệm chương ghi nhận cống hiến "Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam" cho cựu binh Mỹ Roy Mike Boehm - người mỗi lần tưởng niệm vụ thảm sát Sơn Mỹ đều không quên đóng góp tiếng vĩ cầm hòa bình của mình.

 

Tiếng vĩ cầm nổi tiếng tại Sơn Mỹ của cựu binh Mike Boehm.
Tiếng vĩ cầm nổi tiếng tại Sơn Mỹ của cựu binh Mike Boehm.

Người đàn ông làm hội viên hội phụ nữ

Đây là sự tri ân những năm tháng ông Mike Boehm gắn bó với phong trào phát triển kinh tế của phụ nữ nghèo ở vùng nông thôn Quảng Ngãi.

Người cựu binh này không quản ngại khó khăn đi về các miền quê Quảng Ngãi thăm hỏi, hỗ trợ vốn giúp phụ nữ xóa đói, giảm nghèo. Từ số tiền ban đầu vỏn vẹn 3.000USD, ông Mike Boehm đã lặng lẽ quyên góp vốn hỗ trợ cho hàng trăm phụ nữ nghèo ở Quảng Ngãi với hơn 1,6 tỉ đồng. Ông còn xây nhà tình thương cho các chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Mike Boehm còn kêu gọi các tổ chức, cá nhân nước ngoài ủng hộ hàng tỉ đồng giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, trao học bổng cho học sinh nghèo, hỗ trợ công trình nước sạch cho các trường học Quảng Ngãi...

 

25 năm qua ông Mike Boehm được phụ nữ nghèo Quảng Ngãi gọi là
25 năm qua ông Mike Boehm được phụ nữ nghèo Quảng Ngãi gọi là "ông Mai phụ nữ".

Đến Sơn Mỹ và bắt đầu những hành động đẹp của mình từ năm 1993, ông đã khiến phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi vô cùng xúc động. Họ thường gọi ông là "ông Mai phụ nữ", thậm chí kết nạp ông làm hội viên danh dự của Hội phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi.

Trước sự tri ân của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam qua tấm kỷ niệm chương, ông Mike Boehm cảm thấy xúc động lẫn tự hào, coi đó là sự bao dung của người Việt Nam đối với người Mỹ để cùng nhau bước qua quá khứ.

"Tôi đã đồng hành cùng phụ nữ nghèo Quảng Ngãi 25 năm rồi. Và tôi vẫn muốn tiếp tục đồng hành trong thời gian tới. Tôi hi vọng mình khỏe để tiếp tục công việc và những dự định đang còn ấp ủ ở Quảng Ngãi", ông Mike Boehm tâm tình.

Tiếng vĩ cầm hòa bình ở Sơn Mỹ

Mike Boehm là cựu binh Mỹ chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Ông căm ghét chiến tranh và luôn day dứt khi đã đến Việt Nam tham chiến.

Năm 1968, lúc xảy ra vụ thảm sát ở thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, ông đang đóng quân ở Củ Chi (TP.HCM). Dù không tham gia vụ thảm sát nhưng ông luôn cảm thấy ám ảnh mỗi lần xem ảnh hay nghĩ đến sự kiện đã giết hại 504 thường dân Việt Nam vô tội.

 

"Ông Mai phụ nữ" nhận kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển của phụ nữ Việt Nam".
"Ông Mai phụ nữ" nhận kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển của phụ nữ Việt Nam".

Tròn 25 năm qua, ông Mike Boehm đều đặn góp tiếng vĩ cầm réo rắt giữa hương khói trong các lễ tưởng niệm vụ thảm sát này. Bên tượng đài ghi dấu ký ức về những thường dân vô tội bị sát hại, ông Mike Boehm mong tiếng đàn của mình có thể gửi đi thông điệp hòa bình, để không còn những vụ thảm sát đau lòng ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Dịp kỷ niệm 50 năm vụ thảm sát Sơn Mỹ (16-3-1968 - 16-3-2018) năm nay, ông Mike Boehm đã tròn 70 tuổi. Ông nói rằng tay mình vẫn còn đủ mềm để kéo vĩ cầm giữa ngôi làng đau thương.

Ông Mike Boehm và tiếng vĩ cầm ở Sơn Mỹ đã trở nên nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới thông qua bộ phim tài liệu "Tiếng vỹ cầm Mỹ Lai" của đạo diễn Trần Văn Thủy sản xuất năm 1998.

Bộ phim khắc họa những mất mát và tổn thương trong vụ thảm sát xảy ra tại Sơn Mỹ - chỉ trong vài giờ buổi sáng 16-3-1968, quân đội Mỹ đã giết chết 504 dân thường vô tội - qua lời kể của các nhân chứng lồng trong tiếng vĩ cầm của Mike Boehm.

Bộ phim chưa đựng hi vọng chuộc lỗi và gửi đi thông điệp khép lại quá khứ nhìn về tương lai. Bộ phim tài liệu này đã đoạt giải Phim ngắn hay nhất (Best Short Film Award) tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43 tổ chức ở Thái Lan năm 1999, và giải Bông Sen bạc của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 cùng năm.

Trần Mai/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.