Cựu binh 'biến' phế liệu thành xe đạp tặng học sinh nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 1 năm qua, cựu binh Trần Trung Thực (69 tuổi, ở Hà Tĩnh) đã đến các cơ sở thu mua phế liệu tìm mua các bộ phận của xe đạp cũ về tân trang thành xe đạp như mới, để tặng cho học sinh nghèo.

Tằn tiện chi tiêu mua phụ tùng xe cũ

Năm 1978, trở về quê sau quá trình điều trị tại Bệnh viện 7A (Cục Hậu cần Quân khu 7) vì bị trúng đạn khi chiến đấu ở chiến trường miền Nam, ông Trần Trung Thực (ngụ tại thôn Sơn Thủy, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), lấy vợ rồi hành nghề sửa xe đạp mưu sinh qua ngày. Hành nghề sửa xe đạp 40 năm qua và hưởng phụ cấp nạn nhân chất độc hóa học gần 1,8 triệu đồng/tháng, nhưng cuộc sống của vợ chồng ông Thực vẫn thiếu trước hụt sau.

 

Ông Trần Trung Thực ráp xe đạp cũ thành xe đạp như mới tặng học sinh nghèo.
Ông Trần Trung Thực ráp xe đạp cũ thành xe đạp như mới tặng học sinh nghèo.

Tiệm sửa chữa xe đạp của ông Thực nằm cạnh quốc lộ 15A, hằng ngày chứng kiến cảnh nhiều em học sinh nghèo phải lội bộ đường xa đến trường vì không có tiền mua xe, nên ông Thực bàn với vợ tìm cách giúp đỡ các cháu học sinh đến trường thuận lợi hơn.

“Hầu hết người dân đến chỗ tôi sửa xe đạp đều có hoàn cảnh khó khăn. Có người đưa xe đạp đến thay săm nhưng chiếc lốp đã hết đát, nếu thay săm mới vào cũng như không. Nhưng nếu thay toàn bộ thì họ không có tiền trả. Rồi có gia đình có tới 4 đứa con đi học nhưng chỉ có duy nhất 1 chiếc xe đạp, anh em trong nhà luân phiên nhau sử dụng để đến trường. Có gia đình nghèo đến nỗi không mua nổi chiếc xe đạp cho con. Chứng kiến cảnh đó, đầu năm 2017, tôi bàn với vợ để dành tiền mua xe đạp cũ về sửa sang lại, tặng cho các cháu học sinh”, ông Thực nói.

Ông Thực đã từ bỏ hút thuốc lá, tằn tiện chi tiêu trong gia đình để thực hiện dự định của mình. Khi tích cóp được một khoản tiền, ông bắt đầu đến các cơ sở thu mua phế liệu, tìm mua những sườn xe đạp cũ, còn tốt với giá rẻ, đưa về nhà để dành. Cứ mỗi khi dành dụm được ít tiền, ông Thực lại mua thêm các bộ phận khác của xe đạp cũ như xích, líp, săm lốp, ốc vít, bu lông…

Mua được tới đâu, ông Thực tự tay lắp ráp xe tới đó. Dưới bàn tay của người thợ sửa xe lành nghề, những chiếc xe đạp cũ người dân bỏ đi được ông “biến” thành những chiếc xe đạp đẹp đẽ, chắc chắn.

12 chiếc xe đạp đến tay học sinh nghèo

Nhiều khi xe đạp mới sửa xong, nhiều người dân hỏi mua với giá cao nhưng ông Thực cương quyết không bán. Chi phí sửa chữa một chiếc xe như vậy tốn khoảng 400.000 đồng.

“Số tiền để lắp ráp một chiếc xe hoàn chỉnh cũng khá lớn, nhưng nhiều hơn cả là công sức mình bỏ ra. Dù hoàn cảnh gia đình mình còn thiếu thốn nhưng khi nghĩ về bọn trẻ, sợ các em đứt gánh việc học giữa chừng, càng thôi thúc tôi phải sửa nhiều xe hơn nữa để tặng cho các em”, ông Thực giải thích.

Tháng 9-2017, khi sửa được 12 chiếc xe đạp cũ hoàn chỉnh, ông Thực đã liên hệ với Ban Giám hiệu Trường tiểu học Mỹ Lộc và Trường THCS Mỹ Lộc, trao tặng những chiếc xe đạp này cho 12 em học sinh nghèo trong ngày khai giảng năm học mới. Ông Thực dự định trong năm nay sẽ vận động thêm cả Hội Cựu chiến binh xã tham gia hỗ trợ mua xe đạp cũ về sửa sang. Ông đặt mục tiêu trong năm sẽ tặng 10 xe đạp cho các em học sinh vào thời điểm khai giảng năm học mới.

Trao đổi với P.V, ông Trần Đình Trung, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc, cho biết việc làm của ông Thực đang phần nào chắp thêm đôi cánh cho các em học sinh nghèo trên con đường đến trường. Hy vọng tấm gương của ông Thực sẽ ngày càng lan tỏa, các nhà hảo tâm sẽ chung tay hỗ trợ cho các em học sinh nghèo hiếu học.

“Mặc dù gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng ông Thực đã có việc làm hết sức ý nghĩa và thiết thực, giúp đỡ những cháu có hoàn cảnh nghèo khó có được phương tiện đến trường. Chúng tôi rất tự hào và cảm ơn trước nghĩa cử tốt đẹp của ông ấy với cộng đồng”, ông Trung nói.

Phạm Đức/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

null