Cuộc sống ở xóm ổ chuột tăm tối ven sông Sài Gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những căn nhà được ghép tạm bợ bằng đủ loại vật liệu nhặt nhạnh được, nằm xộc xệch bên dòng nước đen bốc mùi hôi thối của sông Sài Gòn. Đó là nơi trú ngụ của hàng nghìn hộ dân giữa thành phố phồn hoa, sôi động, lớn nhất nước…
 

 
Người dân sinh sống ở đây đều là những lao động nghèo, làm đủ thứ nghề để kiếm sống.
Người dân sinh sống ở đây đều là những lao động nghèo, làm đủ thứ nghề để kiếm sống.

Dọc theo các dòng kênh Đôi, kênh Tẻ hay những khu vực ven sông thuộc địa bàn quận 4, quận 7, quận 8… (TP. HCM) không khó bắt gặp những căn nhà xập xệ, được che chắn tạm bằng những mái tôn cũ nát, những mảnh bìa các tông nham nhở, nằm vắt mình trên những chiếc cọc chống yếu ớt nổi trên mặt nước hôi thối. Đó là những “chốn đi về” của hàng nghìn con người.

Các gia đình sống trong các căn nhà ổ chuột này hầu hết là người lao động nghèo, dân tứ xứ từ các tỉnh đổ về Sài Gòn lập nghiệp. Họ làm đủ thứ nghề, buôn thúng bán bưng, lượm ve chai, bán vé số... để mưu sinh qua ngày.

Những căn lều ở khu ổ chuột này được hình thành một cách tự phát, những người dân nghèo không mảnh đất cắm dùi đã ra khu vực ven sông, dựng lều bạt để có chỗ ngả lưng mỗi tối sau cả ngày dài bươn bả kiếm sống. Những căn lều ấy theo thời gian “nở” dần ra để đủ chỗ cho việc sinh hoạt gia đình, dân cư khu vực này lại tiếp tục lấn chiếm, cơi nới ra ngoài phía lòng kênh…

Vào mùa nóng, những căn lều giống như những lò lửa, ban ngày không ai dám ở trong vì không thể chịu nổi sức nóng cộng với đủ loại mùi rác thải, hôi thối bốc lên.

Mùa mưa, nước sông dâng lên, tràn vào từng căn lều, biến cả khu ổ chuột này thành biển nước. Khi con nước lên mang theo xác động vật, rác thải đổ dồn về, nơi đây như một bãi rác khổng lồ.

Dù vậy, cư dân ở đây vẫn chẳng ai muốn rời đi, bởi giữa thành phố hoa lệ này, những người nghèo như họ có thể kiếm đâu một chỗ ở miễn phí lý tưởng như thế?

Theo thống kê của Sở Xây dựng TP. HCM, phần lớn trong số hơn 20.000 căn nhà ổ chuột này tập trung tại quận 4, 7, 8, và Bình Thạnh… Hàng chục nghìn hộ dân nhiều năm qua sống trong cảnh xập xệ, không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và điều kiện sống tối thiểu.

Được biết theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, TP. HCM sẽ triển khai thực hiện chương trình di dời 20.000 căn nhà nằm trên và ven sông, nhằm chỉnh trang và phát triển đô thị, thay đổi bộ mặt thành phố.

 

Những căn nhà che chắn tạm bợ, nằm nổi trên mặt sông với điều kiện sinh hoạt, vệ sinh khá tồi tệ.
Những căn nhà che chắn tạm bợ, nằm nổi trên mặt sông với điều kiện sinh hoạt, vệ sinh khá tồi tệ.
Những hộ gia đình làm đủ nghề từ buôn bán, vé số, ve chai...
Những hộ gia đình làm đủ nghề từ buôn bán, vé số, ve chai...
Gia đình cô Lệ với 5 thành viên thuộc ba thế hệ cùng sinh sống dưới căn nhà ven sông. Hàng ngày, chồng cô cùng con rể đi phụ hồ, cô Lệ cùng con gái buôn bán. Đối với phận nghèo như họ, đây là một nơi ở lý tưởng.
Gia đình cô Lệ với 5 thành viên thuộc ba thế hệ cùng sinh sống dưới căn nhà ven sông. Hàng ngày, chồng cô cùng con rể đi phụ hồ, cô Lệ cùng con gái buôn bán. Đối với phận nghèo như họ, đây là một nơi ở lý tưởng.
Nhiều gia đình phải bắc đường ống nước từ khá xa để có thể sử dụng nước sạch.
Nhiều gia đình phải bắc đường ống nước từ khá xa để có thể sử dụng nước sạch.
Những đứa trẻ tự chơi với nhau trong căn nhà nhỏ hẹp, chật chội để bố mẹ đi làm thuê.
Những đứa trẻ tự chơi với nhau trong căn nhà nhỏ hẹp, chật chội để bố mẹ đi làm thuê.
Tôn, gỗ là những vật dụng đơn giản nhất để có thể tạo nên những căn nhà ở khu
Tôn, gỗ là những vật dụng đơn giản nhất để có thể tạo nên những căn nhà ở khu "xóm nước đen".
Bà Gái (63 tuổi) với ít đồ đạc bên trong căn nhà chỉ còn hai bức tường chắn, phía trên là tấm bạt che mưa nắng. Gia đình bà nằm trong diện giải tỏa, nên bà ở lại canh đồ đạc chờ các con thuê được phòng sẽ chuyển qua.
Bà Gái (63 tuổi) với ít đồ đạc bên trong căn nhà chỉ còn hai bức tường chắn, phía trên là tấm bạt che mưa nắng. Gia đình bà nằm trong diện giải tỏa, nên bà ở lại canh đồ đạc chờ các con thuê được phòng sẽ chuyển qua.
Một căn lều chưa tới 10 m2 tối tăm, bừa bộn, ô nhiễm.
Một căn lều chưa tới 10 m2 tối tăm, bừa bộn, ô nhiễm.
Phía sau những căn nhà là bãi chứa rác thải do các hộ dân vứt xuống.
Phía sau những căn nhà là bãi chứa rác thải do các hộ dân vứt xuống.
Lối vào các khu nhà ổ chuột nhỏ hẹp, chỉ có vài khoảng sáng nhờ ánh nắng mặt trời.
Lối vào các khu nhà ổ chuột nhỏ hẹp, chỉ có vài khoảng sáng nhờ ánh nắng mặt trời.
Một em bé ngồi sưởi nắng trước hiên nhà.
Một em bé ngồi sưởi nắng trước hiên nhà.

Theo dantri

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.