Cuộc chiến ma túy vùng biên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Lẩn khuất trong các thị tứ và vùng rừng núi dọc biên giới, những băng nhóm tội phạm hằng ngày vẫn tìm mọi cách tuồn ma túy vào Việt Nam qua vô số nẻo đường bí hiểm.

Nóng nhất thời gian gần đây vẫn là cung biên giới Việt - Lào đi qua tỉnh Quảng Trị và hai tỉnh Savannakhet, Salavan. Cuộc chiến chống ma túy nơi đây cực kỳ cam go và hầu như không có hồi kết.

"Giúp bạn là giúp mình..."

Đại tá Nguyễn Văn Diễn, trưởng Phòng phòng chống tội phạm ma túy Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị, nói như vậy khi mở đầu câu chuyện đấu tranh với tội phạm ma túy vùng biên giới Việt - Lào.

 

Bun Liêng (trái) và đồng bọn bị bắt giữ cùng tang vật 40.000 viên ma túy tổng hợp.
Bun Liêng (trái) và đồng bọn bị bắt giữ cùng tang vật 40.000 viên ma túy tổng hợp.

Nhấp ngụm trà nóng, đại tá Diễn phác thảo vài nét tội phạm ma túy dọc biên giới. Là điểm giao thương sôi động với hai cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay có lượng người qua lại hằng ngày khá nhộn nhịp, để tránh biên phòng phát hiện, các trùm ma túy ở Lào móc nối với người Việt sang biên giới chuyển hàng về qua các ngả đường rừng, sông suối.

Suốt thời gian dài, bộ đội biên phòng cùng công an và hải quan tổ chức truy quét, bắt hàng chục đối tượng, nhưng hễ đợt truy quét qua đi thì hoạt động ma túy lại rộ lên mạnh hơn trước.

"Chúng tôi nhận ra truy quét ở biên giới phía Việt Nam ta chỉ bắt được người Việt vận chuyển ma túy số lượng nhỏ, lẻ. Cái gốc ở đây là các đường dây ma túy lớn vẫn ngang nhiên hoạt động bên kia biên giới.

Nếu không chặt đứt kẻ cầm đầu thì chẳng bao giờ chặn đứng dòng chảy ma túy được. Do đó, chúng tôi lên kế hoạch phối hợp cùng an ninh Lào triệt phá các băng nhóm ngay trên đất Lào, bởi giúp bạn cũng chính là giúp mình" - đại tá Diễn chia sẻ.

Cầm tập hồ sơ chuyên án 685LV trên tay lập vào tháng 7-2017, đại tá Diễn nhớ lại: "Đây là đường dây ma túy lớn được hé lộ khi biên phòng lần theo một chuyên án ma túy tại Việt Nam.

Sau khi tung quân vào cùng phía bạn Lào, chúng tôi xác định ma túy được chuyển từ Borikhamxay (Trung Lào) về Savannakhet qua hai cửa là TP Kaysone Phomvihane và huyện Thapangthong.

Từ đây, "hàng" được chuyển về Việt Nam bằng đường tiểu ngạch thông qua một cán bộ mặt trận huyện Tà Ổi (tỉnh Salavan) tên Bun Liêng rất rành đường biên, khi nào cũng mang bên người một khẩu K59".

Sau khi đã khoanh vùng đối tượng, ban chuyên án liền cử trinh sát vào vai tay chân một ông chủ tại Việt Nam tiếp cận Liêng ngỏ ý mua hàng.

"Khi trinh sát báo về đã tận mắt thấy kho hàng hơn 40.000 viên ma túy tổng hợp, chúng tôi xác định đã đến lúc phá án bằng cách nhử đối tượng ra khỏi "hang" để bắt sống trên đường vận chuyển.

Với một kế hoạch khá mạo hiểm, chiều 11-7 khi Liêng cùng một đối tượng mang hàng về sát biên giới, cách cửa khẩu La Lay chừng 8km thì lực lượng mật phục ập ra khống chế bắt tại trận với tang vật là 40.000 viên ma túy tổng hợp hiệu WY cùng một súng ngắn K59 với sáu viên đạn đã lên nòng" - đại tá Diễn kể.

Đối mặt nhiều hiểm nguy

Từng trực tiếp tham gia nhiều chuyên án, thượng tá Hà Trọng Hoàn - phó phòng Phòng chống tội phạm ma túy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị - nói các băng nhóm ma túy cực kỳ gian xảo với nhiều chiêu trò và thủ đoạn.

Bởi vậy, việc đóng vai thâm nhập đường dây nắm bắt thông tin là công việc cực kỳ nguy hiểm, có thể đối mặt cái chết bất cứ lúc nào.

 

Vũ khí nóng của tội phạm ma túy.
Vũ khí nóng của tội phạm ma túy.

Để phá được chuyên án đầu tiên, thượng tá Hoàn phải sang Lào vào vai người bán thịt chó suốt bốn tháng trời.

Trước đó, để có nhân dạng hoàn hảo, anh buộc phải phơi nắng cho da đen cháy, cả mấy tháng trời không đụng đến tóc, râu, cứ để vậy cho càng dài càng tốt.

"Khi đã "nhập" vào được đường dây, các đối tượng bày ra đủ cách thử thách mình như cho xem hàng để hỏi chất lượng, giá cả, đòi sang Việt Nam thăm tìm hiểu nhà cửa.

Thậm chí chúng còn bố trí cho mình ăn, ngủ chung với các đối tượng nghiện ngập, HIV để xem phản ứng của mình" - thượng tá Hoàn chia sẻ.

Nhiều khó khăn nhưng với thượng tá Hoàn, vụ bắt giữ bốn đối tượng Lào cùng 10.000 viên ma túy tổng hợp tại một khách sạn ở huyện Seponh (Savannakhet) vào tháng 6-2012 vẫn là ấn tượng nhất.

Đó là một đường dây ma túy lớn xuất phát từ Vientiane tập kết về thị trấn Bắc Sỏn (huyện Seponh), cách biên giới khoảng 6 km.

Từ đây, ma túy thẩm lậu qua cửa khẩu Lao Bảo vào Việt Nam. Sau khi xác định đúng, biên phòng hai nước Việt - Lào quyết định lập chuyên án mang bí số 640LV.

Thượng tá Hoàn kể: 9h sáng, nguồn tin báo các đối tượng đang tập kết hàng tại khách sạn Viêng Khăm.

10 giờ, một trinh sát vào vai khách làng chơi tìm gái bán hoa tiếp cận khách sạn thuê phòng cạnh nơi trú ẩn của đối tượng.

 

Mở ra hợp tác quốc tế

Chuyên án đầu tiên 606LV năm 2006 do Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp cùng Ty An ninh tỉnh Savannakhet (Lào) phá thành công một đường dây ma túy lớn từ Vientiane về cửa khẩu Lao Bảo. Trong đó, bắt giữ ba đối tượng và 7kg heroin.

Từ chuyên án này, Cục Phòng chống tội phạm ma túy, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng đã vào Quảng Trị nghe báo cáo rút kinh nghiệm và quyết định nhân rộng mô hình này ra 10 tỉnh biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia và Việt Nam - Trung Quốc.

Sau đó, ba trinh sát khác bí mật đột nhập phòng. Bất ngờ, một nhóm khác trong băng tiếp tục đến lấy phòng cạnh phòng các trinh sát với đầy đủ "hàng nóng" gồm súng trường AK-47 và súng ngắn K59.

Thấy tình hình không khả quan, ban chuyên án cử thêm một đội khác đổ quân vào khách sạn để chi viện khi cần. Đồng thời, phía bạn Lào cử một đội cảnh sát sẵn sàng giải vây trong trường hợp khẩn cấp.

"Chúng tôi khá bất ngờ vì thời gian giao hàng kéo dài đến ba ngày hai đêm, trong khi lương khô của anh em chỉ đủ hai ngày. Tình thế quá khó, nên ban chuyên án buộc lòng phải mạo hiểm bằng cách cho người tiếp tế thực phẩm cho nhóm trinh sát".

Đến 11 giờ ngày 5-6, khi phát hiện vợ chồng chủ hàng chuyển ma túy vào khách sạn, các lực lượng bên ngoài dùng ôtô lao vào khóa cổng.

Bên trong, tổ trinh sát bất ngờ tung ra bao vây. Sau màn đấu súng ác liệt, bốn đối tượng cầm đầu là Thạo Pay, Pôn Ma, Thạo Liên và Thạo Liễu, cùng trú tỉnh Savannakhet bị bắt giữ cùng tang vật.

Tấn Lực/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.